• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mượn đất để sử dụng...quyền và nghĩa vụ của người được cho mượn đất để sử dụng..khi nào thì người cho mượn đất phải bồi thường cho người được mượn đất

  • Quyền và nghĩa vụ của người được cho mượn đất để sử dụng
  • Mượn đất để sử dụng
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CHO MƯỢN ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào các luật sư. Tôi có vấn đề cần được tư vấn, mong các luật sư hỗ trợ giúp:

    Nhà tôi không có đất đai nên xin ở nhờ người quen trên đất vườn và nhận được sự đồng ý không có giấy tờ cam kết hay hợp đồng gì. Nhà tôi xin ở được từ nay 2015 đến nay chủ đất thông báo gấp cần bán đất kêu dọn đi trong vòng 3 tháng

     Xin hỏi

     1. Nhà tôi có phải bắt buộc dọn đi trong vòng 3 tháng không? Và nếu dọn đi trong khi không tìm được chỗ thì nhà nước có hỗ trợ gì hay bên chủ đất cho ở nhờ có (trách nhiệm) hỗ trợ gì không?

     2. Trong khoảng thời gian ở từ 2005 đến nay thì dưới sự cho phép của chủ đất nhà tôi có trồng cây ăn quả lâu năm là mít và vú sữa. Xin hỏi gia đình em di dời thì có được bồi thuờng cây ăn quả đó không ...cây ăn quả đều trên 5 tuổi và nếu được thuờng bồi thì theo căn cứ nào ?

     Tình huống là như trên mong nhanh chóng nhận được giải đáp

     Xin cảm ơn

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn về quyền và nghĩa vụ của người được cho mượn đất để sử dụng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     1. Người được cho mượn đất để sử dụng thì có quyền và nghĩa vụ gì?

     Theo quy định tại điều 496 và 497 bộ luật dân sự 2015 gia đình bạn- bên mượn tài sản có các quyền và nghĩa vụ sau:

     “Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

     1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

     2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

     3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

     4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

     5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

     Điều 497. Quyền của bên mượn tài sản

     1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

     2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.

     3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.”

     Đồng thời, bên cho gia đình bạn mượn đất để sử dụng có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều 498, 499 bộ luật dân sự như sau:

     “Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

     1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

     2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

     3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

     Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản

     1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

     2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

     3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.”

     => Từ các quy định trên, suy ra: bên cho gia đình bạn mượn tài sản có quyền đòi lại tài sản mà họ cho mượn và phải thông báo trước cho gia đình bạn một thời gian hợp lý trước khi lấy lại tài sản. Tuy nhiên, luật không quy định một thời gian hợp lý ở đây là phải trước bao lâu. Mặt khác, trên mặt pháp lý (các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản ghi nhận quyền sử dụng đất vẫn là của bên cho gia đình bạn mượn đất) quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên cho mượn. Do vậy, trong trường hợp này để đảm bảo tối ưu quyền, tài sản của mình thì bạn cần phải thương lượng lại với bên cho bạn mượn đất để có thỏa thuận có lợi nhất cho mình.

     Vì bạn không nói rõ thỏa thuận giữa hai bên gồm nội dung như thế nào nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra cho bạn những tư vấn tổng quát nhất cho trường hợp của bạn. Trên nguyên tắc, thỏa thuận giữa các bên mà không trái luật đều được pháp luật tôn trọng, ưu tiên thực hiện. Do vậy mà còn phải xem bạn và bên cho mượn đất đạt được thỏa thuận gì? Nếu không thỏa thuận được thì đương nhiên chủ nhà sẽ không phải hỗ trợ gì cho việc di dời của bạn nếu họ đã thông báo trước một thời gian hợp lý trước khi lấy lại đất.

     => Nếu gia đình bạn thuộc vào trường hợp hộ nghèo theo quy định tại quyết định số 167/2008/QĐ-TTg thì khi không có chỗ ở sẽ có thể được hỗ trợ 06 triệu đồng/1 hộ gia đình; địa phương nơi bạn ở cũng sẽ có hỗ trợ riêng. Hoặc có thể được vay/cho vay tín dụng từ ngân sách chính sách xã hội để xây dựng Nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay. Bạn có thể liên hệ với chính quyền địa phương, xem xét tình hình cụ thể của gia đình để nhận được các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. [caption id="attachment_47168" align="aligncenter" width="309"]Mượn đất để sử dụng Mượn đất để sử dụng[/caption]

     2. Người được cho mượn đất để sử dụng trồng cây lâu năm trên phần đất đó khi di dời có được bồi thường không?

     Như chúng tôi đã tư vấn ở trên và các căn cứ về quyền, nghĩa vụ của người được cho mượn đất để sử dụng thì ngoài các quy định chung của pháp luật thì thỏa thuận giữa các bên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề di dời cây trồng lâu năm của bạn.

     Trong trường hợp bên cho mượn chỉ cho gia đình bạn mượn đất để ở, cho phép gia đình bạn trồng cây lâu năm trên đó thì khi bên cho mượn đất đòi lại đất cho mượn, nếu có phát sinh thiệt hại ngoài hợp đồng phải bồi thường theo quy định tại điều 584 bộ luật dân sự 2015 ; tuy nhiên, để nhận được bồi thường thì bên bị thiệt hại phải chứng minh được thiệt hại trực tiếp được gây ra bởi bên kia ảnh hưởng đến quyền hợp pháp của mình. Cũng có nghĩa là phải chứng minh việc gia đình bạn trồng cây lâu năm trên đất được mượn là đúng luật, đúng thỏa thuận giữa hai bên, không vi phạm và bên cho mượn đòi lại đất đã gây ra những thiệt hại gì cho gia đình bạn.

     “Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

     1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

     2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

     3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

     Nếu ngay từ ban đầu, các bên có thỏa thuận phần đất mà gia đình bạn được mượn không được dùng để trồng cây lâu năm thì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không được đặt ra cho tình huống này. Bởi bạn chỉ cung cấp thông tin là bên cho mượn đất đồng ý cho gia đình bạn trồng cây lâu năm nhưng không nói rõ việc cho phép đó được thỏa thuận dưới hình thức nào: thỏa thuận miệng, thỏa thuận lập thành văn bản... Do đó, nếu bên cho mượn chứng minh được họ không hề đồng ý tại thời điểm đó thì không thể có căn cứ yêu cầu họ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được.

     Một số bài viết tham khảo:

     Đòi lại đất đã cho mượn nhưng không có giấy tờ như thế nào?

     Tranh chấp đòi lại đất đã cho người khác mượn

     Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về quyền và nghĩa vụ của người được cho mượn đất để sử dụng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của quý khách hàng để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng.                                        

     Liên kết tham khảo:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178