• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng...thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng..phương thức xử lý tài sản thế chấp

  • Thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng theo quy định pháp luật
  • Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG

Câu hỏi của bạn:

     Gia đình tôi có cho cháu tôi mượn Giấy quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng từ năm 2010. Theo lời của người vay khi nhận tiền không được ngân hàng trao nên đến hạn không trả. Nay gia đình tội phải cưỡng chế tài sản. Thành phần tham gia cưỡng chế tài sản với bản án giá trị 10 tỷ gồm đại diện pháp luật ở cấp nào. Rất mong được giúp đỡ.

Căn cứ pháp lý:

     Theo quy định pháp luật tại điều 303 bộ luật dân sự 2015, việc xử lý tài sản bảo đảm (hình thức bảo đảm là cầm cố, thế chấp) sẽ được thực hiện thông qua sự thỏa thuận giữa các bên về phương án xử lý hoặc nếu như không có sự thỏa thuận giữa các bên thì sẽ tiến hành đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Cụ thể quy định: 

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp      

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:      

a) Bán đấu giá tài sản;      

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;      

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;      

d) Phương thức khác.      

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

     Thứ nhất, xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng theo thỏa thuận của các bên

     Cụ thể: Điều 303 bộ luật dân sự, Điều 59, nghị định 163/2006/NĐ- CP và điều 10, 11 thông tư liên tịch 16/2014/TTLT- BTP- BTNMT- NHNN quy định về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm thế chấp tại ngân hàng theo thỏa thuận của các bên:

  • Bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức bán đấu giá tài sản: thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (luật bán đấu giá tài sản 2016 và các văn bản pháp luật liên quan)
  • Bán tài sản bảo đảm: bán tài sản bảo đảm không thông qua hình thức bán đấu giá (trường hợp này được quy định chi tiết tại điều 10, thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN)
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (điều này được quy định chi tiết tại điều 11, thông tư liên tịch 16/2014/TTLT- BTP- BTNMT- NHNN)

     Tuy nhiên, theo như bạn có thông tin tới chúng tôi thì mặc dù có thể giữa bạn và ngân hàng đã có văn bản ký kết ghi nhận về xử lý tài sản trong giao dịch bảo đảm nhưng không thực hiện được theo thỏa thuận hoặc có thể không có thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm. Do vậy, mà trong trường hợp này chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cách thức xử lý tài sản bảo đảm khi các bên không có thỏa thuận. Xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng

     Thứ hai, xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng khi không có thỏa thuận của các bên hoặc có thỏa thuận nhưng không thực hiện được

     Điều 68, nghị định 163/2006/NĐ- CP và khoản 19, điều 1 nghị định 11/2012/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của điều 68 nghị định 163/2006/NĐ- CP đối với loại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý. Theo đó:

  • Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá.
  • Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
  • Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản gắn liền với đất được xử lý đồng thời với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất theo như thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ giữa bên thế chấp và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính quyền sử dụng đất.”

     Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không  được trước bảy ngày đối với đông sản hoặc mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó. Theo quy định của pháp luật nếu như sau thời gian thông báo của bên có quyền xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản để xử lý theo quy định tại điều 63, nghị định 163/2006/NĐ- CP

   

Điều 63. Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý      

1. Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.     

2. Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:      

a) Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.      

b) Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.      

3. Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.      

4. Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.      

5. Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

     Tuy nhiên, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp thì có thể việc cưỡng chế trong trường hợp này của bạn mới chỉ dừng lại ở mức thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định tại điều 63 nêu trên. Lúc này thẩm quyền được phép thu giữ là người xử lý tài sản (quy định tại khoản 4, điều 58 của nghị định 163/2006/NĐ- CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15, điều 1 của nghị định 11/2012/NĐ- CP, theo đó: Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác. Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm) hoặc cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của luật thi hành án.

     Hoặc cũng có thể trong trường hợp của bạn lúc này bên ngân hàng đã khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền và cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án nếu trong trường hợp bên bạn không tự nguyện thi hành án sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thi hành án dân sự. Do bạn chưa cung cấp cho chúng tôi bản án mà bạn nhận được hoặc quyết định của cơ quan thi hành án hiện nay bạn đang được nhận nên theo quy định của luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 cơ quan thi hành án được phép cưỡng chế trong trường hợp của bạn sẽ tùy thuộc vào tòa án nào đã tuyên án. Cụ thể, cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án thì sẽ là cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành; điều 35 luật thi hành án dân sự 2008 quy định:

   

Điều 35. Thẩm quyền thi hành án      

1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:      

a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;      

b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;      

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;      

d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.      

2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:      

a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;      

b) Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;   

c) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;      

d) Quyết định của Trọng tài thương mại;      

đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;      

e) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;      

g) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;      

h) Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án (…)

     Như vậy, tùy vào tình huống cụ thể của bạn, hiện tại ngân hàng đã khởi kiện tới tòa án nào, tòa nào ra bản án, đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án có thẩm quyền hoặc quyết định cưỡng chế theo tư vấn phía trên của chúng tôi. Việc cơ quan nào có thẩm quyền thi hành án sẽ không phụ thuộc vào giá trị tài sản mà phải phụ thuộc vào tòa án nào tuyên án và cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án.

     Cần lưu ý: Nếu đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án có thẩm quyền và có thông báo tới bạn thi hành mà trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà bạn không thi hành thì chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp trong quyết định cưỡng chế để yêu cầu bạn thi hành án.

     Một số bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về xử lý tài sản thế chấp tại ngân hàng. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com;

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!                                 

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178