• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc. Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn mất để lại một mảnh đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử

  • Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc
  • Phân chia di sản thừa kế
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật như tư vấn giúp như sau: Bố mẹ tôi mất trước năm 1993 và không có để lại di chúc. Bố mẹ tôi sinh được 5 anh em chúng tôi gồm 2 trai và 3 gái. Các anh, chị tôi đã có đất và ra ở riêng. Tôi sống cùng bố mẹ tôi và khi bố mẹ tôi mất và không để lại di chúc. Tôi sinh sống và ổn định đến nay và chưa làm thủ tục sổ đỏ. Năm 2018, anh chị tôi về đòi chia tài sản thừa kế. Hỏi:

1. Anh chị tôi có quyền đòi phân chia tài sản thừa kế không?

2. Tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không và thủ tục như thế nào?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về phân chia di sản thừa kế:

     Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn mất để lại một mảnh đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không để lại di chúc. Bạn đã sinh sống ổn định từ năm 1993 đến nay. Bạn không nói rõ thửa đất có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hay không và nếu có, những giấy tờ đó mang tên ai, chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về bố mẹ bạn hay gia đình bạn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: 

1. Thời hiệu phân chia di sản thừa kế

     Trường hợp thứ nhất: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về bố mẹ bạn

     Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu phân chia di sản thừa kế như sau:

     "1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

     a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

     b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này."

     Thời điểm mở thừa kế được tính từ thời điểm người để lại di sản chết. Theo thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn chết trước năm 1993, tính đến nay vẫn chưa được 30 năm. Do đó, anh chị bạn vẫn có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

     Trường hợp thứ hai: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về bạn

     Trong trường hợp này, anh chị của bạn không có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Bởi vì, tất cả các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về bạn, không phải là di sản của bố mẹ bạn để lại. [caption id="attachment_99880" align="aligncenter" width="450"]Phân chia di sản thừa kế Phân chia di sản thừa kế[/caption]

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

     Trường hợp một: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về bố mẹ bạn

     Bước 1: Tất cả 5 anh chị em bạn cần thỏa thuận cử một người đại diện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất bố mẹ bạn để lại.

     Người đại diện nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND cấp xã. Bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

    Người đại diện đến cơ quan thuế cấp huyện để thực hiện nghĩa vụ tài chính, gồm:

  • Lệ phí địa chính
  • Lệ phí trước bạ

     Bước 2: Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 5 anh em bạn đến văn phòng công chứng để thực hiện phân chia di sản thừa kế. 

     Nếu bạn mong muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất, bạn cần thỏa thuận với các anh chị em của mình về việc phân chia di sản. 5 người lập ra một văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, đến văn phòng công chứng để được công chứng.

    Theo quy định tại điều 57 Luật công chứng 2014, những người thừa kế theo pháp luật chuẩn bị một bộ hồ sơ đến văn phòng công chứng. Hồ sơ gồm:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât
  • Giấy khai sinh của tất cả 5 anh chị em của bạn
  • Giấy chứng tử của bố và mẹ bạn

     Văn phòng công chứng thực hiện niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại UBND cấp xã nơi có di sản trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện việc công chứng.

     Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên

     Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản được công chứng, bạn thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên bạn. Bạn cần nộp 1 bộ hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường cấp huyện nơi có di sản. Bộ hồ sơ gồm:

  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh thư nhân dân, giấy đăng ký kết hôn,...
  • Tờ khai thực hiện nghĩa vụ tài chính: Lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính

     Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, lấy kết quả.

     Trường hợp hai: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về bạn

     Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND cấp xã nơi có đất. Bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

     Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn. Khi nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính, bạn đến cơ quan thuế cấp huyện thực hiện và mang biên lai thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp lại cho văn phòng đăng ký đất đai.

     Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định bạn đến nhận kết quả theo ngày ghi trên phiếu hẹn.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề phân chia di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178