• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giành quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành: Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn...Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con...

  • Giành quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành
  • Giành quyền nuôi con sau ly hôn
  • Tư vấn luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Câu hỏi của bạn: 

     Tôi và chồng tôi lấy nhau được 13 năm, hiện nay đã có 2 con (con gái 12 tuổi, con trai trai 9 tuổi). Cuối năm 2017, do điều kiện công việc tôi thường xuyên phải đi ra ngoài tiếp đón khách của cơ quan nên chồng tôi luôn nghi ngờ tôi có mối quan hệ bất chính với người khác. Chồng tôi không ngừng điều tra và theo dõi trên tất cả các mạng xã hội và thuê bao di động của tôi, chồng tôi đã dùng những lời lẽ bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của tôi, luôn chửi bới, nghi ngờ tôi mỗi khi tôi đi ra ngoài.... Làm cho con tôi luôn sống trong sự hoang mang vì ba mẹ lúc nào cũng to tiếng với nhau. Tôi rất muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân này để nuôi dạy con cho tốt. Tôi rất mong sẽ được nuôi cả 2 đứa con vì tôi là giáo viên còn chồng tôi là bộ đội nên chỗ ở không ổn định. Rất mong được luật sư giúp đỡ.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn

1. Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

     Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

     “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

     2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

      Theo như bạn trình bày, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: Khi vợ chồng bạn ly hôn, vợ chồng bạn sẽ được thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu như vợ chồng bạn không thỏa thuận được Tòa sẽ quyết định giao con cho bạn khi xét thấy khi đứa trẻ được ai trực tiếp nuôi sẽ được đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Trong trường hợp hai vợ chồng bạn thỏa thuận người trực tiếp nuôi con hay Tòa quyết định ai sẽ trực tiếp nuôi mà đứa trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên thì đều phải hỏi ý kiến nguyện vọng của con.

     Hiện nay con bạn cháu lớn 12 tuổi và cháu nhỏ 9 tuổi thì Tòa phải xem xét nguyện vọng hai cháu ở với bố hay mẹ. Tòa án sẽ căn cứ vào việc bạn hay chồng bạn có đủ điều kiện hơn để có thể đảm bảo quyền lợi cho con về mọi mặt kể cả vật chất lẫn tinh thần. Chồng bạn làm bộ đội có chỗ ở không ổn định đây cũng là một lý do bạn có thể đưa ra để khẳng định điều này sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hai con, nay đây mai đó.

     Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây: Chứng minh điều kiện nuôi con khi ly hôn như thế nào? [caption id="attachment_96775" align="aligncenter" width="532"]Giành quyền nuôi con sau ly hôn Giành quyền nuôi con sau ly hôn[/caption]

2. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

     Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

     Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định phương thức cấp dưỡng: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

3. Quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

     Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

     2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

     3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

     Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về giành quyền nuôi con sau ly hônquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178