• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc không chịu giao trả con cho người nhờ mang thai hộ là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

  • Người mang thai hộ không chịu giao trả con thì phải làm thế nào?
  • người mang thai hộ không giao con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn: 

     Xin chào Luật sư, xin Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Tôi và chồng đã kết hôn hơn 3 năm nhưng không có con. Thông qua lời giới thiệu của người quen về việc mang thai hộ, tôi có liên hệ với chị T để thực hiện việc này. Trong thời gian chị T mang thai con của tôi và chồng, tôi có chu cấp đầy đủ cả về tiền bạc lẫn tinh thần cho chị. Theo thỏa thuận của 2 bên, khi bé được 2 tháng, cứng cáp tôi sẽ đón bé về với mình. Tuy nhiên, khi đến lịch hẹn đón cháu, chị T lại không đến. Chị nhất quyết không giao con cho tôi và khăng khăng nhận đó là con ruột của mình đẻ ra. Bây giờ tôi nên làm gì ạ? Xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng, gửi câu hỏi về việc người mang thai hộ không chịu giao trả con đến cho Luật Toàn quốc. Tôi xin đưa ra quan điểm về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Quy định của nhà nước về vấn đề mang thai hộ

  • Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
  • Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
  • Tính đạo đứa của việc mang thai hộ: pháp luật cho phép mang thai hộ không phải là cho phép “đẻ thuê”. Cho phép “mang thai hộ” đối với một số đối tượng có chỉ định để bảo đảm quyền làm mẹ chính đáng của mọi phụ nữ và người mang thai hộ không vì mục đích lợi nhuận. Mang thai hộ có thể nói là một tiến bộ vượt bậc để biến mơ ước không thể làm mẹ của rất nhiều phụ nữ được trở thành hiện thực. Bản chất “mang thai hộ” là hết sức nhân văn vì là một sự giúp đỡ của một người phụ nữ này đối với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ. Việc mang thai và sinh nở cũng là việc làm có ý nghĩa nhằm duy trì nòi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh phúc mỗi gia đình, bởi vì con cái là động lực để cha mẹ chúng làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của xã hội.

       Nhà nước chỉ chấp nhận hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, các hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi bị pháp luật cấm, có thể xử phạt Hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm Hình sự. 

2. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

      Theo Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

       Căn cứ vào các điều khoản nêu trên, có thể xác định chị và chồng mình là bố mẹ hợp pháp của bé, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với bé. Chị T chỉ có quyền lợi và nghĩa vụ như bố mẹ cho đến thời điểm chị T giao trả con cho anh chị. Sau thời gian trao trả con mà hai bên đã thỏa thuận, chị T không còn bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nào đến bé nữa. 

3. Phải làm thế nào khi người mang thai hộ không chịu giao trả con?

     Theo khoản 1 Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

       Theo đó, nghĩa vụ của bên mang thai hộ là phải giao trả bé cho anh chị, việc không chịu giao trả con là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử lý theo quy định của pháp luật.        Căn cứ Khoản 5 Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 98. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
        Vậy trong trường hợp người mang thai hộ không chịu giao con và để bảo vệ các quyền và lợi ích của bạn, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án buộc chị T phải giao trả con cho bạn. Tuy nhiên quá trình kiện tụng sẽ mất rất nhiều thời gian, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển, chăm sóc con nhỏ. Theo quan điểm của tôi, bạn nên khéo léo nói chuyện, thương lượng với chị T trước, khi không thể cùng nhau giải quyết thì mới khởi kiện ra Tòa, vừa tránh mất thời gian của hai bên, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển của bé.         Kết luận: Việc người mang thai hộ không chịu giao trả con cho người nhờ mang thai hộ là hành vi trái pháp luật, bị xử lý theo quy định của Pháp luật. Bạn có quyền yêu cầu chị T giao trả con lại cho mình, nếu không bạn có thể khởi kiện ra Tòa để bảo vệ con cũng như đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4. Tình huống tham khảo: Hồ sơ nhờ mang thai hộ gồm những giấy tờ gì?

Câu hỏi của bạn: Tôi và chồng lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Tôi có nhờ em họ của mình mang thai hộ. Em ấy đã đồng ý. Vậy Luật sư cho tôi hỏi muốn nhờ em ấy mang thai hộ thì cần phải có những giấy tờ gì được không ạ? Xin cảm ơn Luật sư

    Hiện nay, Nhà nước chỉ cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bằng ký thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

4. 1. Những bệnh viện đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật này gồm có: 

  • Bệnh viện Phụ sản trung ương;
  • Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;
  • Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh

4.2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi nhờ mang thai hộ:

Căn cứ Nghị định 10/2015/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị khi nhờ mang thai hộ gồm có: 
(1) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
(2) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
(3) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
(4) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
(5) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
(6) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi và đã từng sinh con;
(7) Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
(8) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ;
(9) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
(10) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
(11) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
(12) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. 

Liên hệ Luật sư tư vấn về: người mang thai hộ không giao con cho mình thì phải làm thế nào

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về người mang thai hộ không giao con cho mình thì phải làm thế nào mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về người mang thai hộ không giao con cho mình thì phải làm thế nào. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                    Chuyên viên: Hoài Thương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178