Có được tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng khi lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế không?
16:10 02/08/2024
Tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn: trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, mức độ cấp dưỡng cho con được xác định theo căn cứ nếu trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được với nhau
- Có được tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng khi lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế không?
- Tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÓ ĐƯỢC TẠM NGỪNG NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG KHI LÂM VÀO TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN VỀ KINH TẾ KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư
Tôi và vợ ly hôn được hơn năm nay, Tòa án giải quyết cho vợ tôi nuôi con và tôi phải cấp dưỡng cho con 1 triệu đồng một tháng, nhưng nay tôi đang bị bệnh và cứ 2 tháng phải đi tái khám một lần. Tôi đã nghỉ làm và ở nhà với mẹ chăm nom đồng áng cho mẹ, không có tiền cấp dưỡng cho con cũng ba tháng nay rồi. Nhưng vợ tôi cứ yêu cầu tôi phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, suốt ngày gọi điện réo tôi đưa tiền. Cho tôi hỏi là tôi có thể tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng được không?
Mong Luật sư tư vấn giúp
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình.
Theo đó mức cấp dưỡng sẽ tùy thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Có được tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng khi lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế không?
Tại quy định Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình về phương thức cấp dưỡng thì:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy phương thức cấp dưỡng tùy thuộc vào các bên thỏa thuận. Đối với trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế và không có khả năng cấp dưỡng thì có thể thỏa thuận với bên được cấp dưỡng tạm ngừng cấp dưỡng, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn đang phải điều trị bệnh theo tháng, không có công việc ổn định và không có khả năng cấp dưỡng cho con thì bạn có thể thỏa thuận với người vợ về việc tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng. Bạn nên trình bày rõ ràng cụ thể cho vợ bạn hiểu và thông cảm cho bạn về việc này. Còn nếu không thỏa thuận được, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một điều, muốn yêu cầu Tòa án tuyên tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn cần phải chứng minh được tình trạng khó khăn về kinh tế và không có khả năng cấp dưỡng được trong khoảng thời gian đang điều trị bệnh này. Việc chứng minh có thể qua các chứng từ khám, chữa bệnh, điều trị tại bệnh viện, chi phí thuốc chữa bệnh hàng tháng và khả năng kinh tế khó khăn. Và việc tạm ngừng cấp dưỡng này sẽ chấm dứt khi bạn có điều kiện kinh tế trở lại, tức là lúc đó bạn sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của bạn.
Một số bài viết tham khảo:
- Thủ tục yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 2018
- Yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn có được không?
- Có được tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng khi lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế không?
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!