• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hạn chế quyền của cha mẹ: trong một số trường hợp nhất định pháp luật sẽ hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên để đảm bảo điều kiện tốt...

  • Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
  • Hạn chế quyền của cha mẹ
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC YÊU CẦU HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư

     Tôi và chồng tôi đã ly hôn được 10 tháng, con tôi hiện nay mới 5 tuổi, mà tôi lại biết được thông tin rằng bố cháu đang bị nghiện. Tôi rất sợ việc chồng tôi gặp con tôi mà lên cơn nghiện nên tôi muốn hạn chế quyền cha mẹ của chồng tôi với con tôi thì phải làm như thế nào ạ?

     Mong Luật sư tư vấn.

Câu trả của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về hạn chế quyền của cha mẹ

     1. Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

     Căn cứ vào Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

“a. Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b. Phá tán tài sản của con;

c. Có lối sống đồi trụy;

d. Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

     Mặt khác tại Khoản 1 Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì: Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

     Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn cảm thấy con mình khi gặp bố có thể bị ảnh hưởng không tốt, bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của người cha đối với con chưa thành niên. Tòa án sẽ xem xét các tình tiết cụ thể để giải quyết yêu cầu của bạn. [caption id="attachment_59084" align="aligncenter" width="332"]Hạn chế quyền của cha mẹ Hạn chế quyền của cha mẹ[/caption]

     Theo đó thì hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:

     – Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

     – Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

     2. Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

     Để thực hiện yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì bạn cần làm đơn khởi kiện nộp cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chồng cũ của bạn.

     Nội dung đơn bao gồm:

     + Thông tin cá nhân của chồng bạn, của bạn

     + Ngày tháng năm làm đơn, lý do làm đơn...

     Kèm theo đơn bạn có thể gửi thêm một số chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Sau khi nộp đơn và án phí theo quy định, Tòa án sẽ xem xét và tiến hành giải quyết yêu cầu của bạn. Căn cứ vào từng trường hợp Tòa án có thể ra quyết định không cho cha trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha mẹ. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178