• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giành quyền nuôi con 7 tháng tuổi khi đơn phương ly hôn: theo quy định tại khoản 3 điều 81 Luật HNGĐ thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi

  • Giành quyền nuôi con 7 tháng tuổi khi đơn phương ly hôn
  • Quyền nuôi con 7 tháng tuổi
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

  GIÀNH QUYỀN NUÔI CON 7 THÁNG TUỔI KHI ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Câu hỏi của bạn:

      Luật sư cho tôi hỏi, bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn vì 2 vợ chồng không còn tình cảm, quan hệ vợ chồng không thể cứu vãn được vì bây giờ tôi rất ức chế, chồng không có trách nhiệm với con, không có vật chất để hỗ trợ nuôi con, mặt khác còn thờ ơ và vô trách nhiệm. Tôi muốn hỏi làm sao để tôi có thể ly hôn được vì chồng không chịu ký vào đơn và con tôi được 7 tháng tuổi thì tôi có được toàn quyền nuôi con không?

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn!

      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn của pháp luật qua email-Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Điều kiện tiến hành đơn phương ly hôn

a. Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên

     Do chồng bạn không chịu ký vào đơn ly hôn nên trong trường hợp của bạn, bạn có thể đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình quy định “ Vợ, chồng hoặc cả hai người  có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

      Để tiến hành việc đơn phương ly hôn bạn cần căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

     Như vậy, trước khi Tòa án ra quyết định cuối cùng về việc có hay không chấp thuận việc đơn phương ly hôn thì hai vợ chồng bạn sẽ được tiến hành hòa giải tại Tòa. Nếu trường hợp không hòa giải được và Tòa án có một trong các căn cứ: có bạo lực gia đình; vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thêm; mục đích của hôn nhân không đạt được.

     Đối với trường hợp của bạn vợ chồng bạn đã  không còn tình cảm, quan hệ vợ chồng không thể cứu vãn được, chồng không có trách nhiệm với con, không có vật chất để hỗ trợ nuôi con, mặt khác còn thờ ơ và vô trách nhiệm. Như vậy, những thông tin bạn đưa ra chúng tôi cho rằng chồng bạn đã vi phạm nghiêm trọng  quyền, nghĩa vụ làm cho gia đình bạn không còn hạnh phúc; mục đích hôn nhân không thể đạt được và  tất nhiên việc kéo dài hôn nhân chỉ làm cả hai thêm khổ cực.  Do đó, trong trường hợp này của bạn Tòa án có đủ căn cứ giải quyết ly hôn cho hai vợ chồng bạn theo thủ tục đơn phương ly hôn.

Tuy nhiên, bạn cần thu nhập và đưa ra các chứng cứ xác thực, đầy đủ và có tính thuyết phục  về  thái độ, hành vi của chồng bạn, như vậy Tòa án mới giải quyết nhanh chóng yêu cầu của bạn được.

b. Hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

     Để tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính)
  • CMND hoặc hộ chiếu ( bản sao có chứng thực )
  • Sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực)
  • Giấy khai sinh của các con
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản ( nếu có tranh chấp tài sản )

     Sau khi có đầy đủ giấy tờ trên, bạn đưa hồ sơ nộp tại TAND quận/huyện nơi chồng bạn ( bị đơn) đang cư trú, làm việc để tòa tiến hành giải quyết yêu cầu của bạn.

2. Bạn có được giành quyền nuôi con 7 tháng tuổi?

     Bạn thắc mắc là khi con bạn còn quá nhỏ, cháu chưa được 1 tuổi thì bạn hay chồng bạn sẽ giành được quyền nuôi con 7 tháng tuổi? Về vấn đề này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

     Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“ 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” [caption id="attachment_47737" align="aligncenter" width="378"] Quyền nuôi con 7 tháng tuổi[/caption]

     Như vậy, bạn và chồng bạn có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con và  quyền và nghĩa vụ của con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó.

     Đối với trường hợp của bạn, bạn nói rằng chồng bạn không có trách nhiệm với con, không có đủ vật chất để hỗ trợ nuôi con, mặc khác còn thờ ơ và vô trách nhiệm với con. Hơn nữa, con của bạn mới được 07 tháng tuổi thì việc bạn có thể được giành quyền nuôi con luôn được pháp luật ưu tiên nếu bạn có đủ khả năng và điều kiện tốt nhất để nuôi con . Do vậy, tòa án có thể dựa vào những căn cứ nêu trên để giành quyền nuôi con 7 tháng tuổi cho bạn cho bạn.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Giành quyền nuôi con 7 tháng tuổi khi đơn phương ly hôn, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178