• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi : Luật HNGĐ quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho ..... người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con

  • Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định hiện nay
  • Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI

Câu hỏi của bạn:

     Chào quý công ty,

     Em có đọc nhiều bài giải đáp thắc mắc pháp luật của quý công ty, em rất là tâm đắc với bài giải đáp rõ ràng, chi tiết của quý công ty. Nay em cũng có một trường hợp từ người anh họ của em vướng mắc về vấn đề ly hôn, tranh chấp tài sản sau ly hôn và cho em xin trình bày sự việc dưới đây có thể kiện tội “ Lừa đảo hôn nhân chiếm đoạt tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của cá nhân” hay không?. Em xin trình bày vài dòng sau đây.

     Sự việc là anh họ em đã kết hôn vào tháng 2/2016. Chị họ chỉ ở nhà bác em được vài ngày. Vì tính chất công việc hai bác em mới chấp nhận cho anh họ em ở nhà chị dâu. Hai vợ chồng anh chị họ sống chung một thời gian khoảng 9 tháng (đã có giấy đăng ký kết hôn hợp pháp) và có tin chị họ có thai khoảng 15 tuần. Sau đó, anh họ em mới phát hiện ra là số tài sản gồm tiền mặt và vàng trang sức đã bị bố và mẹ vợ bên chị họ giữ nhưng khi anh họ đề cập về số tài sản này thì bố mẹ vợ bên chị họ cố tình che giấu không giao tài sản ra cho anh họ em. Bố vợ tức giận về việc anh họ em đã hỏi số tài sản đó nên đã đuổi anh họ em ra đi.

      Tính đến bây giờ, con của anh họ đã chào đời được 16 tuần. Trong khoảng thời gian, hai vợ chồng anh chị họ không giữ liên lạc với nhau nữa. Nhưng vì quá thất vọng về cách cư xử của gia đình chị họ nên gia đình hai bác và anh họ quyết định sẽ li hôn trong thời gian tới.

Câu hỏi:

  1. Liệu anh họ và chị họ không liên lạc trong thời gian trên thì liệu pháp luật có công nhận đó thời gian ly thân đúng luật hay không?
  2. Tư vấn giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

     Trường hợp 1: Con cái được sinh ra nếu gia đình chị họ muốn giữ nuôi đứa bé và gia đình anh họ vẫn chấp nhận mà không cấp dưỡng (vì anh họ có hai người phụ thuộc là hai bác em) thì như vậy có hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì hai bên gia đình có trách nhiệm như thế nào về đứa bé này.?

     Trường hợp 2: Nếu bên gia đình chị họ không muốn nuôi đứa bé và bên gia đình anh họ chấp nhận nuôi dưỡng ( Nhưng gia đình anh họ không muốn đứa bé liên hệ với gia đình chị họ nữa bằng việc bắt buộc gia đình chị phải cam kết sau này không có bất liên hệ, quan hệ gì với đứa bé nảy nữa) thì có hợp pháp không?

  1. Sau những tình tiết em đã trình bày về sự việc trên: Thì gia đình chị họ có vi phạm tội “ Lừa đảo hôn nhân chiếm đoạt tài sản chung của vợ chồng thì tài sản cá nhân” hay không? Nếu có vi phạm hoặc không vi phạm thì giải quyết tranh chấp tài sản sau hôn nhân như thế nào?

      Chúng tôi rất chân thành cám ơn sự giải đáp của quý công ty càng sớm càng tốt.

     Chúc quý công ty luôn thành công và phát triển.

     Trân trọng,

Kiến thức  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

1. Pháp luật có công nhận thời gian ly thân không?

     Ly thân là một hiện tượng khá phổ biến xảy ra giữa các cặp vợ chồng khi phát sinh mâu thuẫn. Hiểu một cách đơn giản ly thân là việc hai vợ chồng không sống chung với nhau hoặc có sống chung nhưng không ăn chung và không sinh hoạt vợ chồng.

     Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản pháp luật có liên quan chưa có quy định nào về vấn đề ly thân. Do đó, không có một cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan ly thân vì ly thân là một chế định chưa được pháp luật thừa nhận.

     Theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về căn cứ ly hôn đơn phương như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

  1. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”

     Đối chiếu quy định trên, Luật Hôn nhân và gia đình không quy định ly thân là căn cứ để ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án có thể xem xét việc vợ chồng anh họ bạn ly thân là một trong những yếu tố chứng minh mâu thuẫn vợ chồng, là nguyên nhân làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài để giải quyết ly hôn.

2. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

     Khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi  như sau:“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

     Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp thì cháu bé mới được 16 tháng tuổi nên sẽ ưu tiên giao cho mẹ nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom như: không có công việc, không có nhà cửa ổn định, sức khỏe yếu, …. hoặc hai vợ chồng anh chị của bạn có thỏa thuận khác nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.

a. Cấp dưỡng cho con có bắt buộc không?

     Điều 110 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, cụ thể như sau:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

     Tại khoản 2 điều 82 Luật hôn nhân và gia đình cũng có quy định: “2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

     Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Do đó, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con đến khi con thành niên. Nghĩa vụ này là nghĩa vụ bắt buộc và không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác, trừ trường hợp hai vợ chồng anh chị họ của bạn có thỏa thuận về việc không yêu cầu việc cấp dưỡng.

     Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Việc hoàn cảnh gia đình của anh họ bạn khó khăn, Tòa sẽ cân nhắc, xem xét  và đưa ra mức cấp dưỡng  phù hợp đảm bảo được quyền lợi của các bên. [caption id="attachment_46670" align="aligncenter" width="381"]Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi[/caption]

b. Hạn chế quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của cha mẹ

     Căn cứ khoản 3 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

     Người trực tiếp nuôi con chỉ có thể hạn chế quyền của người không trực tiếp nuôi con trong các trường hợp sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

     Nếu có một trong các căn cứ nếu trên thì anh họ bạn mới có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc của vợ đối với con.

3. Phân chia tài sản sau khi ly hôn

     Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định : Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

     Nếu số trang sức mà vợ bạn có được do được tặng cho riêng thì sẽ là tài sản riêng của vợ bạn (điều 44, Luật hôn nhân và gia đình).

     Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Cả vợ và chồng đều có quyền ngang nhau đối với khối tài sản chung. Do đó, gia đình anh họ bạn không thể khởi kiện gia đình bên vợ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được. Trong trường hợp chị họ bạn xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia.  Nếu xảy ra tranh chấp, anh họ bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi. Tuy nhiên, khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì sẽ mất tiền án phí. Tiền án phí phải chịu sẽ tương đương với giá trị tài sản mà mỗi bên nhận được.

     Trường hợp, nếu sợ vợ anh họ bạn tẩu tán tài sản thì anh họ bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: xác minh, kê khai, phong tỏa tài khoản.

     Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Cách ngăn chặn tẩu tán tài sản khi ly hôn

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178