• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trình tự thủ tục phê duyệt và thực hiện phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chủ đầu tư không tự trồng rừng thay thế

  • Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chủ đầu tư không tự trồng rừng thay thế
  • Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHƯƠNG ÁN NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

Kiến thức của bạn

     Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chủ đầu tư không tự trồng rừng thay thế

Kiến thức của luật sư

Cơ sở pháp lý

Nội dung kiến thức phương án nộp tiền trồng rừng thay thế

Chủ đầu tư có dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác mà không tự trồng rừng thay thế phải nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại điều 4 thông tư 23/2017/TT-BNNPTNT như sau:

     Bước 1. Chủ đầu tư đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. Hồ sơ gồm:

  • Văn bản của Chủ đầu tư đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế;
  • Thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng.
[caption id="attachment_101367" align="aligncenter" width="450"]Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế[/caption]

     Bước 2. Phê duyệt phương án

     - Trường hợp UBND cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Chủ đầu tư, UBND cấp tỉnh xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư biết.
  • UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền, thời gian Chủ đầu tư phải nộp để trồng rừng thay thế. Đơn giá trồng rừng thay thế được tính theo mức dự toán trồng rừng bình quân trên địa bàn tỉnh tại thời điểm Chủ đầu tư dự án nộp tiền, bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, trồng rừng, chi phí quản lý đến khi thành rừng.
  • Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế theo Quyết định phê duyệt của UBND cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế.

     - Trường hợp địa phương không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư, UBND cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của Chủ đầu tư. Hồ sơ gm: Văn bản của UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo danh sách các dự án thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của UBND cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bố trí trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh, thành phố khác; thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh có liên quan, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và Chủ đầu tư biết để thực hiện;
  • Đơn giá trồng rừng thay thế do UBND cấp tỉnh quy định trên cơ sở mức dự toán trng rừng bình quân nơi trồng tại thời điểm Chủ đầu tư nộp tiền, bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng rng, chi phí quản lý đến khi thành rừng;
  • Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tiếp nhận, quản lý số tiền trng rừng thay thế, giải ngân để tổ chức trng rừng thay thế theo quy định của pháp luật.

     Bước 3. Chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) thông báo đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế.

     Bước 4. Tiếp nhận và sử dụng tiền trồng rừng thay thế

  • Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp, hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng) mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước quản lý và giải ngân tiền trồng rừng thay thế.
  • Các tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận, quản lý và thực hiện kiểm soát chi tiền trồng rừng thay thế.
  • Tin trồng rừng thay thế do các Chủ đầu tư nộp được sử dụng để trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
  • Trường hợp địa phương không đủ quỹ đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ trồng rừng sản xuất.
  • Kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được tính trong đơn giá, dự toán trồng rừng thay thế do cấp có thẩm quyền phê duyệt để ch cho các hoạt động quản lý; tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu trồng rừng thay thế.
  • Nguồn tiền trồng rừng thay thế được quản lý, sử dụng, thanh quyết toán và kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành của Nhà nước.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178