• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào? Pháp luật có những quy định nhằm Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân ...

  • Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
  • Hành vi ngoại tình
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÀNH VI NGOẠI TÌNH BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH HIỆN NAY

Câu hỏi của khách hàng:

      Em chào anh (chị) ạ. 

      Em có một vấn đề về luật hôn nhân gia đình cần được tư vấn và anh chị tư vấn giúp em.

       Bố mẹ em kết hôn được 28 năm rồi và đã có hai người con là em và anh trai em, hai anh em em đều đã lập gia đình và có con. C/s hôn nhân của bố mẹ em không có hạnh phúc vì bố e thường hay la mắng và dùng bạo lực với mẹ em ,cách đây hai năm bố em có hành vi ngoại tình với một người phụ nữ khác. Mặc dù mọi người trong gia đình đã khuyên can và nói chuyện thẳng thắn với bố em rất nhiều lần nhưng bố em đều không nghe. Khi mọi lời nói đều trở nên vô nghĩa thì gia đình em chọn cách im lặng để thời gian dần dần làm cho bố em nghĩ lại và quay về với gia đình. 

       Những tưởng mọi việc sẽ dần dần lắng xuống,nhưng thật không ngờ. Dạo gần đây bố em còn công khai đi lại với người phụ nữ đó và còn dắt người Phụ nữ kia đi làm cùng, khi mẹ em biết được và có nói thì bố em định dùng bạo lực với mẹ em trước mặt người phụ nữ kia và Cô ta còn thách thức mẹ em (may mà có người can ngăn nếu không thì.....) 

      Hiện tại chúng em đang rất băn khoăn không biết nên làm thế nào để giải quyết việc này. Thực sự em không muốn mẹ em phải chịu đựng và nhịn thêm bất cứ một điều gì nữa, nên chúng em muốn mẹ ly hôn với bố. Trước khi ly hôn chúng em muốn kiện bố và cô ta ra tòa để bồi thường cho những uất hận mà mẹ em và gia đình em phải chịu đựng suốt thời gian dài vừa qua. Mong anh chị tư vấn giúp em nên làm thế nào, thủ tục pháp lý ra sao và cần những bằng chứng nào để mọi việc được thuận lợi và nhanh nhất.

       Em xin chân thành cảm ơn anh chị rất nhiều .

Câu trả lời của luật sư :

       Chào bạn!

      Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau :

Căn cứ pháp lý :

Nội dung tư vấn :

        Trường hợp của bạn, luật sư sẽ tư vấn theo hướng bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân.  Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân, chúng ta sẽ đề cập tới những vấn đề đó là quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, phân chia tài sản ki ly hôn, xử phạt hành vi bạo lực gia đình và ngoại tình.

1. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

      Khoản 1, 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn có quy định như sau :

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

       Theo quy định trên, vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên trong trường hợp một bên bị bệnh tâm thần mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi người đó không trực tiếp thực hiện.

      Trên thực tế, phụ nữ được coi là phái yếu và hầu như luôn là nạn nhân của bạo lực gia đình do vậy quy định trên là sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân của pháp luật. Áp dụng vào trước hợp của bạn, mẹ bạn có thể yêu cầu ly hôn đơn phương hoặc nếu mẹ bạn không thể trực tiếp yêu cầu nhưng có mong muốn thì bạn hoặc người thân có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương vì trong trường hợp này mẹ bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình và việc áp dụng quy định trên bước đầu là việc thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân. Các thủ tục sẽ được tiến hành như vụ việc ly hôn đơn phương thông thường sau khi Tòa án thụ lý vụ án.

2. Phân chia tài sản khi ly hôn

       Hai vấn đề khi giải quyết ly hôn được quan tâm nhất là quyền nuôi con là phân chia tài sản khi ly hôn, tuy nhiên do bạn và anh bạn đã trưởng thành do vậy chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn.

        Tài sản chung là đối tượng của vụ việc phân chia tài sản khi ly hôn. Ta có thể hiểu đơn giản tài sản chung là những tài sàn được trình thành trong thời kỳ hôn nhân như thu nhập, hoa lợi, … Tài sản chung sẽ được chia đôi tuy nhiên Tóa án sẽ căn cứ vào hoàn cảnh gia đình của hai bên, lỗi của các bên,… Do vậy các bạn hãy trình bày về hành vi bạo lực gia đình cùng hành vi ngoại tình của bố bạn để Tòa án đưa ra phán quyết có lợi cho mẹ cùng với đó pháp luật cũng có quy định để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi phân chia tài sản. [caption id="attachment_48952" align="aligncenter" width="415"]Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân Hành vi ngoại tình[/caption]

3. Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào?

       Hành vi ngoại tình và bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối trong nhiều cuộc hôn nhân. Buồn thay phụ nữ hầu như là nạn nhân của vấn đề đó do vậy pháp luật có những quy định xử lí những hành vi ngoại tình hay bạo lực gia đình nhằm Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân.

        Điểm a, b ,c khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định như sau :

“ Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

       Theo điều luật trên, hành vi ngoại tình sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó, vợ hoặc chồng của người có hành vi ngoại tình có thể yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn khi cảm thấy không thể chung sống, đời sống chung không thể kéo dài theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

       Cùng với đó, Điều 147 BLHS năm 1999 quy định như sau :

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."

        Với quy định trên, khi đã áp dụng mức xử lý hành chính mà đối tượng vẫn vi phạm hoặc hậu quả của việc vi phạm dẫn tới ly hôn thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt từ 03 tháng đến 01 năm. Khi Tòa án đã hủy việc kết hôn, yêu cầu chấm dứt việc chung sống mà đối tượng vẫn duy trì hoặc hậu quả của vi phạm là vợ, chồng hay con tự sát thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

        Theo quy định trên, việc bố bạn có hành vi ngoại tình và có hành vi sống chung với người khác là vi phạm pháp luật sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và mẹ bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng việc sống chung đó còn nếu việc ngoại tình dẫn đến ly hôn thì hình phạt sẽ là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt từ 03 tháng đến 01 năm còn nếu tiếp tục vi phạm là bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra pháp luật còn có những biện pháp bảo vệ và ngăn chặn bạo lực gia đình diễn ra với mức xử lí dân sự và nặng hơn là hình sự. Do vậy, việc thực hiện các quy định và trình bày các vấn đề sẽ giúp được bạn bảo vệ và đem quyền lợi cho mẹ bạn đồng thời giúp pháp luật thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân.

        Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178