Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?
10:36 22/11/2023
Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn, vợ và chồng cùng thất nghiệp thì quyền nuôi con thuộc về...Nhưng pháp luật ưu tiên...do vậy quyền nuôi con thuộc về...
- Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?
- Quyền nuôi con khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư xin luật sư tư vấn trong trường hợp tôi muốn ly hôn với chồng thì tôi có thể mang con đi không, con gái tôi hiện nay mới được 17 tháng tuổi, chồng tôi bị bệnh hiện nay hai mắt không nhìn thấy gì cả hai vợ chồng đều thất nghiệp nếu ly hôn liệu tôi có được nuôi con không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn
1. Quy định của pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn
Theo điều 58 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn:
Việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.
Theo đó điều 81 quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Như vậy, kể cả sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với con chưa thành niên (con dưới 18 tuổi), con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và cũng không có tài sản riêng để tự nuôi mình. Việc thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định theo quy định của pháp luật:
Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Khi ly hôn, Tòa án luôn tôn trọng thỏa thuận của hai bên, nếu hai bên có thể thỏa thuận rõ ràng và chấp thuận với nhau về mọi vấn đề liên quan thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó. Tuy nhiên nhiều trường hợp ly hôn xảy ra tranh chấp căng thẳng về quyền nuôi con, khi đó Tòa án sẽ giải quyết quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.
- Đối với con từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, Tòa án tiến hành hỏi nguyện vọng người con muốn sống với cha hay với mẹ. Từ đó đưa ra quyết định về quyền nuôi con khi ly hôn.
- Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì áp dụng quy định tại khoản 3 điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Như vậy pháp luật ưu tiên quyền nuôi con thuộc về người mẹ đối với con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp không đủ khả năng, điều kiện để đảm bảo lợi ích cho con.
2. Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai?
Căn cứ những quy định trên vào trường hợp của bạn, con bạn hiện 17 tháng tuổi, theo quy định của pháp luật bạn được ưu tiên trực tiếp nuôi con. Mặc dù hiện tại bạn đang thất nghiệp, bạn không có kinh tế và điều kiện nuôi con nhưng chồng bạn hiện cũng đang thất nghiệp, cả hai đều không đáp ứng điều kiện kinh tế cho việc nuôi con. Tòa án sẽ giành quyền ưu tiên nuôi con cho bạn. Để chắc chắn cho mọi trường hợp xảy ra khi ly hôn (chồng bạn có thể chứng minh tài chính chẳng hạn), bạn nên sớm tìm một công việc phù hợp, có thể mức lương không cần quá cao nhưng nên có thu nhập ổn định ở một mức nào đó. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo tuyệt đối giành được quyền nuôi con khi ly hôn và cũng để duy trì cuộc sống sau khi ly hôn.
3. Tư vấn về thủ tục ly hôn nhanh và tiết kiệm
Ly hôn đã không còn là cụm từ mới mẻ nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm bắt rõ được trình tự và thủ tục của ly hôn. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một vài phương án ly hôn vừa nhanh vừa tiết kiệm, bạn có thể tham khảo:
Để tiết kiệm nhất cũng như giải quyết nhanh nhất thì bạn và chồng nên chọn phương thức “thuận tình ly hôn”. Vợ chồng bạn thỏa thuận với nhau tất cả vấn đề về quyền nuôi con, về tài sản,… và nộp đơn xin thuận tình ly hôn. Nếu hai bạn thỏa thuận được thì sẽ không mất bất cứ tiền phí gì và việc ly hôn sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng.
Trường hợp, không thể thỏa thuận, bạn muốn ly hôn nhưng chồng bạn nhất định không ly hôn, bạn phải tiến hành đơn phương ly hôn. Thủ tục đơn phương ly hôn tương đối phức tạp và bạn sẽ mất một mức phí nhất định. Hơn nữa thời gian giải quyết phải mất vài tháng với hoàn thành.
Chính vì vậy, vợ chồng bạn nên suy nghĩ thật kỹ và chọn phương pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:
- Mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con ở đâu?
- Có nên ly hôn không khi chồng ngoại tình?
- Tổng đài Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn miễn phí
Liên hệ Luật sư tư vấn về Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?
+ Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
+ Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi Giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016