• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chồng ngoại tình cưỡng ép vợ ly hôn xử lý thế nào? Em có 2 cô con gái, chồng em là công an nhưng anh ấy ngoại tình, gia đình chồng và chồng tìm cớ đuổi em ..

  • Chồng ngoại tình cưỡng ép vợ ly hôn xử lý thế nào?
  • cưỡng ép vợ ly hôn
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chồng ngoại tình cưỡng ép vợ ly hôn xử lý thế nào?

Câu hỏi của bạn: 

     Em có 2 cô con gái, chồng em là công an nhưng anh ấy ngoại tình, gia đình chồng và chồng tìm cớ đuổi em về nhà mẹ đẻ, khi về nhà em mới biết mình đang mai thai đứa thứ ba, lúc đó chồng em và cô tình nhân củng có đứa con 2 tuổi rồi.

Em muốn hỏi như sau:

1/hiện giờ em mang thai có ly hôn được không?

2/chồng em là công an, mà anh ta ngoại tình thì có bị pháp luật xử phạt không?

3/trong quá trình em về nhà mẹ đẻ anh ta đánh đập em và con, còn mướn cả giang hồ bắt buộc em ly hôn vậy có kiện anh ta được không?

4/về vấn đề chia tài sản anh ta không chịu chia thì sao ạ?

5/em muốn lấy lại công bằng cho em và con có cách không ạ?

6/về chuyện chu cấp tiền nuôi con, hiện tại em đang có thai không kiếm tiền nuôi con được, anh ta không chịu chu cấp tiền, vậy sau này li hôn tòa án sẽ đặt ra mức tiền hay là em đặt.

Em chân thành cảm ơn!

cuong-ep-vo-ly-hon

Câu trả lời của luật sư:

Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

  1. Có được ly hôn khi vợ mang thai?

     Căn cứ khoản 3 điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”

Theo đó thì khi bạn đang mang thai thì chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn.

  1. Xử lý hành vi ngoại tình.

     Chồng bạn là công an nhưng khi có hành vi ngoại tình thì vẫn bị pháp luật xử phạt.

Bạn có thể tham khảo bài viết:

Xử phạt khi ngoại tình theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. Cưỡng ép ly hôn

     Như bạn trình bày thì chồng bạn có hành vi mướn giang hồ đánh bạn và con để buộc bạn ly hôn. Hành vi đó là trái quy định của pháp luật bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.

Với hành vi của chồng bạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư.

Về xử phạt hành chính: Điều 55 nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định về hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
  2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

      Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 146 bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”

  1. Về chia tài sản khi ly hôn.

      Khi bạn có căn cứ chứng minh tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nếu chồng và bạn không thỏa thuận được. Theo quy định tại điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

  1. Về tiền cấp dưỡng sau ly hôn

     Khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”

Theo đó, sau ly hôn nếu chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Về mức cấp dưỡng: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.” (khoản 1 điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình)

Vậy mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn vợ chồng bạn có thể thỏa thuận trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

      Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178