• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình : Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau...

  • Bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình
  • bạo lực gia đình
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề bạo lực gia đình: làm thế nào để bảo vệ nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình, người thực hiện hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào ...   và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Bạo lực gia đình là gì?   

     Bạo lực gia đình hay còn gọi là bạo hành gia đình là một dạng bạo lực xã hội. Bạo lực gia đình theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình năm 2007  là  hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, bạo lực gia đình là việc sử dụng sức mạnh, vũ lực và đôi khi là lời nói lăng mạ,… để giải quyết những vấn đề trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng hình thức khác nhau.

        Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình năm 2007 về Các hành vi bạo lực gia đình như sau:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

       Qua điều luật trên ta thấy rằng, pháp luật không chỉ quy định những hành động như đánh đập, cưỡng ép… về mặt thể xác mà còn quy định những hành vi gây ảnh hưởng tới tâm lý và nhiều phương diện khác. Bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình

2. Ly hôn đơn phương khi bạo lực gia đình xảy ra

Khoản 1, 2 Điều 51 và Khoản 1, 3 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau :

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

       Theo quy định của hai điều luật trên, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án sẽ thụ lý vụ án và giải quyết ly hôn đơn phương nếu có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe tinh thần của người kia cùng với đó hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài. Trong trường hợp xảy ra bạo lực gia đình, cha mẹ, người thân thích khác có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu nạn nhân của bạo lực gia đình bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Qua những quy định trên, ta thấy những trường hợp chồng đánh vợ, chồng lăng mạ vợ, vợ là nạn nhân của bạo hành gia đình… và ngược lại đều có thể giải quyết ly hôn đơn phương.

       Để thực hiện Ly hôn đơn phương cần làm những thủ tục như sau :

  • Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú. Hồ sơ ly hôn bao gồm:
    • Đơn xin ly hôn. (có trình bày về vụ việc Bạo hành gia đình)
    • Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
    • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.
    • Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
    • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
    • Giấy tờ kiểm tra sức khỏe, mức ảnh hưởng của bạo lực gia đình gây ra. ( Có thể có hoặc không)
  • Nộp án phí dân sự tại Chi cục thi hành án huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nếu hồ sơ được tòa án thụ lý.
  • Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

      Thời hạn xét xử của Tòa án là từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng.

3. Phát hiện báo tin và biện pháp bảo vệ nạn nhân của Bạo lực gia đình

      Các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trực tiếp : UBND xã, lực lượng vũ trang tại địa phương, công an, cảnh sát, tòa án,…

      Điều 18 Luật phòng, chống Bạo lực gia đình năm 2007 quy định như sau :

“Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”

     Theo điều luật trên, khi phát hiện ra bạo lực gia đình , công dân phải kịp thời báo tới có các cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực. Ngoài ra, chính bản thân nạn nhân của bạo lực gia đình cũng có thể tới các cơ quan trên trình báo. Các cơ quan đó phải có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền cử lý. Ngoài ra những cơ quan như Hội liên hiệp phụ nữ, mặt trận tổ quốc … cũng có trách nhiệm trình báo, giải quyết và kết hợp phòng chống bạo lực gia đình.

     Khoản 1 Điều 5 Luật phòng, chống Bạo lực gia đình năm 2007 quy định như sau :

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

      Với quy định trên, nạn nhân của bạo lực gia đình có quyền yêu cầu các tổ chức, cơ quan, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền, lợi ích của mình và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình. Nạn nhân của bạo lực gia đình được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật, được bố trí nơi tạm lánh và được giữ bí mật về thông tin trong thời gian giải quyết sự việc.

   Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về bạo lực gia đình:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về bạo lực gia đình. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về bạo lực gia đình qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về bạo lực gia đình tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178