• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Biện pháp ngăn chặn bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình: Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND..

  • Biện pháp ngăn chặn bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình
  • Bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 BẢO VỆ NẠN NHÂN BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Câu hỏi của bạn: 

     Chào Luật Sư ,

     Em ở Đồng Nai . Đây là câu chuyện của gia đình Dì em , em mong sẽ nhận được lời khuyên sớm từ phía Luật sư. Dì em trước đây đã lập gia đình và có 1 con trai , cách đây khoảng 10 năm có tái hôn , lấy 1 chú và chú đó mới li dị với vợ vã cũng có 2 con gái rồi . 

     Hai người kết hôn được 1 đứa con trai , gia đình sống vẫn hạnh phúc bình thường , nhưng cách đây khoảng 3 tháng , gia đình có trục trặc , chú hay nhậu xỉn và đập phá, chửi mắng vợ con, còn sử dụng cả những từ ngữ thô tục, đặc biệt là đe dọa giết cả dì : ”tao bỏ ra mấy triệu thuê người giết mày 30 giây” .

     Vì chú trước là công an trên Huyện, giờ xuống xã làm trưởng công an xã, nên hàng xóm cũng nể, không dám lên tiếng mỗi khi chú gây ồn ào , quan hệ của chú khá rộng nên những người ở trên cũng nể và bỏ qua , bảo chuyện gia đình nên tự giải quyết đi.

     Ba tháng nay không chu cấp tiền cho mấy mẹ con nhưng vẫn luôn chửi bới đổ lỗi cho vợ không lo cơm nước đàng hoàng cho gia đình. Bên gia đình của chú ấy có nói chuyện khuyên bảo nhẹ nhàng nhưng mấy đứa em gái của chú còn bị chú ấy đánh, tát vào mặt và chửi , cấm không được chơi với dì nữa.

     Gia đình trước của chú ấy cũng do quá ghen và luôn đổ tội vợ ngoại tình và lăng mạ , xúc phạm danh dự nên bà ấy nên  2 vợ chồng mới li dị . Bây giờ hàng tháng trời không thể chịu nổi những trận đòn đánh mắng chửi của chồng nên dì em đơn phương gửi đơn li hôn ra tòa.  Nhưng nghe đâu là tòa phải gọi thêm mấy lần nữa, nếu chú cương quyết không ra thì dì em mới được giải quyết .

     Nhưng cách 2, 3 ngày là ông ấy lại nhậu xỉn về la mắng , đập bàn đập ghế, đập cửa phòng ình ình gây ảnh hưởng đến dì và 2 đứa con cũng như hàng xóm rất nhiều . Vì chuyện này mà dì đã phải nhập viện vì bị suy nhược cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến hàng xóm, mà chú ấy còn ra cả nhà họ hàng bên vợ chửi bới, xúc phạm cả bên nhà vợ. Chú ấy cũng gần về hưu, giờ chỉ sợ ông ấy làm liều là nguy hiểm đến tính mạng của dì thôi .

     Em mong sớm nhận được lời khuyên và cách giải quyết sớm nhất từ phía Luật sư giúp gia đình em ạ . Em xin chân thành cảm ơn .

Câu trả lời  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007

Nội dung tư vấn

1. Hành vi bạo lực gia đình

     Điều 2, luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

     Đối chiếu với thông tin mà bạn cung cấp thì hành vi của Chú bản đã vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả mà chú bạn có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, cụ thể: Xử lý kỷ luật, xử lý hành chính; xử lý theo pháp luật dân sự; xử lý theo pháp luật hình sự. [caption id="attachment_16657" align="aligncenter" width="450"]bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình[/caption]

2. Phát hiện báo tin bạo lực gia đình

     Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì Dì bạn thường xuyên chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm tới vợ, con làm Dì bạn bị suy nhược cơ thể và phải nhập viện. Nếu như Chú bạn thường xuyên có những hành vi như vậy bạn có thể báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

     Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

3. Bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình

     Trong trường hợp sự việc trở nên quá căng thẳng và có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của Dì bạn và các cháu thì Toà án đang thụ lý vụ án ly hôn của Dì bạn sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây theo quy định tại điều 21, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007:

Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án

1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

     Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Dì bạn có thể làm đơn trình bày sự việc lên Tòa án nhân dân quận, huyện hiện đạng thụ lý vụ án ly hôn của Dì bạn. Việc chứng minh hành vi bạo lực của người chồng gây ra làm tổn hại tới sức khỏe của Dì thì có thể xin hồ sơ bệnh án hoặc xác nhận của bác sĩ tại Bệnh viện.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178