• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành thuộc về hai cơ quan được quy định cụ thể như sau:

  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải không thành
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHI HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp đất có sổ đỏ có giải quyết ở ủy ban nhân dân được không, giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nào sẽ tiết kiệm chi phí hơn... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Tranh chấp đất đai là gì?

     Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

     Các tranh chấp đất đai hiện nay đang diễn ra rất phổ biến, có thể là tranh chấp về ranh giới đất giữa các thửa đất liền kề, tranh chấp về các giao dịch về quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế đất đai....

    Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp này đều thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải.

     Các trường hợp tranh chấp không bắt buộc phải hòa giải là các tranh chấp liên quan đến đất đai theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP bao gồm: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chng là quyn sử dụng đất...

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành

     Trường hợp tranh chấp đất đai không thể được giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải ở UBND cấp xã và đã có biên bản hòa giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định như sau:

   Thứ nhất, đối với tranh chấp đất đai mà có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Tòa án nhân dân;

   Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận hoặc có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì có thể lựa chọn giải quyết tại một trong hai cơ quan:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.

   Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành được xác định như sau:

  • Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 39 BLTTDS 2015 thì trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
  • Nếu tranh chấp có liên quan đến đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.

 Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178