• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 - ngày Luật đất đai 2024 có hiệu lực đảm bảo cho việc thi hành Luật đất đai trên thực tế được chính xác, hiệu quả.

  • Tải Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024 mới nhất
  • Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Giới thiệu Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024

     Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 - ngày Luật đất đai 2024 có hiệu lực. Nghị định hướng dẫn chi tiết một số Điều của Luật đất đai đảm bảo cho việc thi hành Luật đất đai trên thực tế được chính xác, hiệu quả.

     Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024 có hiệu lực sẽ thay thế các Nghị định: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP; Nghị định số 10/2023/NĐ-CP và một số văn bản khác.

2. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024

  • Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Đất đai).
  • Việc quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quỹ phát triển đất; điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; đất trồng lúa; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo các Nghị định khác của Chính phủ.

3. Đối tượng áp dụng của Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024

  • Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai;
  • Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 của Luật Đất đai 2024;
  • Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai;

4. Nội dung Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày        tháng      năm 2024

DỰ THẢO

 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Đất đai).

2. Việc quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quỹ phát triển đất; điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; đất trồng lúa; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo các Nghị định khác của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 của Luật Đất đai.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai.

Điều 3. Xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

1. Cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận giao khoán đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh; đang sử dụng đất nông nghiệp mà đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không có tranh chấp.

2. Không thuộc đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân và viên chức công an; người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người hưởng lương hưu; người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3. Có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp đang sử dụng.

Điều 4. Phân loại nhóm đất nông nghiệp  

Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hằng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất); đất nuôi trồng thủy sản; đất chăn nuôi tập trung; đất làm muối; đất nông nghiệp khác.

1. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:

a) Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính; đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.

Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang) hằng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên; đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang) hằng năm chỉ trồng được một vụ lúa; Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên.

b) Đất trồng cây hằng năm khác là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu, cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hằng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hằng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hằng năm khác.

Đất bằng trồng cây hằng năm khác là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hằng năm khác; đất nương rẫy trồng cây hằng năm khác là đất trồng cây hằng năm khác trên sườn đồi, núi dốc.

2. Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định của pháp luật về trồng trọt.

3. Đất lâm nghiệp gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, cụ thể như sau:

a) Đất rừng đặc dụng là đất mà trên đó có rừng đặc dụng theo quy định về pháp luật lâm nghiệp, được quy hoạch vào sử dụng mục đích rừng đặc dụng và quy hoạch đã thực hiện, bao gồm cả trường hợp đất rừng đặc dụng có sử dụng kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 3 Điều 186 của Luật Đất đai;

b) Đất rừng phòng hộ là đất mà trên đó có rừng phòng hộ theo quy định về pháp luật lâm nghiệp, được quy hoạch vào sử dụng mục đích rừng phòng hộ và quy hoạch đã thực hiện, bao gồm cả trường hợp đất rừng phòng hộ có sử dụng kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 2 Điều 185 của Luật Đất đai;

c) Đất rừng sản xuất là đất mà trên đó có rừng sản xuất theo quy định về pháp luật lâm nghiệp, được quy hoạch vào sử dụng mục đích rừng sản xuất và quy hoạch đã thực hiện, bao gồm cả trường hợp đất rừng sản xuất có sử dụng kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 4 Điều 184 của Luật Đất đai. Đất rừng sản xuất bao gồm đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và đất rừng sản xuất là rừng trồng.

Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên là đất rừng sản xuất mà trên đó cây rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; đất rừng sản xuất là rừng trồng là đất rừng sản xuất mà trên đó cây rừng do con người trồng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.

4. Đất nuôi trồng thủy sản là đất để sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

5. Đất chăn nuôi tập trung là đất để xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tại khu vực riêng biệt theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

6. Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

7. Đất nông nghiệp khác gồm đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất nông nghiệp; đất xây dựng kho, nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ và công trình khác gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp.

..................................

>>> Tải Nghị định hướng dẫn Luật đất đai 2024 TẠI ĐÂY

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178