• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha, khi ly hôn người cha có quyền được nuôi con hay không? Cần làm gì để giành được quyền nuôi con?

  • Quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha
  • quyền nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha

     Tranh chấp về quyền nuôi con là một tranh chấp phổ biến khi các cặp vợ chồng quyết định ly hôn, bên cạnh các tranh chấp về tài sản hoặc nghĩa vụ trả nợ. Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con sẽ tuân theo các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, đối với trường hợp con không mang huyết thống của cha thì quyền nuôi con được xác định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề trên.

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

1. Quy định của pháp luật về xác định cha mẹ, con

     Theo điều 88 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha mẹ

  • Khoản 1 điều 88 quy định:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”

     Theo đó, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy định là con chung của vợ chồng.

     Trường hợp hai vợ chồng chấm dứt hôn nhân thì con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân cũng được coi là con do người vợ có thì trong thời kỳ hôn nhân. Nghĩa là cũng được coi là con chung của vợ chồng.

     Trường hợp con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận thì được xác định con chung của vợ chồng.

     Như vậy việc xác định cha mẹ phụ thuộc vào việc đứa con được sinh ra trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân. Huyết thống giữa cha mẹ con là căn cứ để cha mẹ kiểm tra và xem xét việc có thừa nhận con hay không được căn cứ theo khoản 2 điều 88, cụ thể: “Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

      Đối với trường hợp của bạn, mặc dù người con không cùng huyết thống nhưng người con vẫn được sinh ra trước, trong và sau theo như quy định của pháp luật được phân tích ở trên thì con được xác định là con chung của vợ chồng bạn. Do vậy, cả bạn và vợ đều có quyền nuôi con như nhau. [caption id="attachment_35501" align="aligncenter" width="500"]Quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha Quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha[/caption]

2. Quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống

     Việc xác định quan hệ cha mẹ, con phụ thuộc vào việc đứa con được sinh ra trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân. Trường hợp không cùng huyết thống mà cả hai vợ chồng vẫn đồng ý là con chung trong suốt thời gian chung sống với nhau thì theo quy định của pháp luật, đứa con được xác định là con chung. Khi phát sinh vấn đề về quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ thì vẫn được giải quyết theo quy định đối với cha mẹ, con như bình thường. Theo đó, vợ chồng bạn ly hôn, quan hệ về nhân thân được giải quyết theo quy định của luật này.

      Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn; theo đó:

  • Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi, chỉ trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

     Như vậy, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên sống với mẹ, còn con từ đủ 7 tuổi trở lên được xem xét nguyện vọng. Nếu đứa con đủ 7 tuổi trở lên và mong muốn sống với ai thì người đó sẽ được quyền nuôi con.

     Qua đây, vấn đề về quyền nuôi con thì cả vợ và chồng đều có quyền nuôi con, nhưng ai là người được nuôi con thì cần phải xem xét nhiều yếu tố và phụ thuộc vào trường hợp cụ thể. Trường hợp của bạn tương đối chung chung nên chúng tôi đưa ra những căn cứ ứng với nhiều trường hợp để giúp bạn đối chiếu một cách rõ ràng nhất.      Bài viết liên quan:

      Liên hệ Luật sư tư vấn về: Quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha.

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi quyền nuôi con đối với con không mang huyết thống của cha tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!        

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178