Quy định của pháp luật về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
11:28 12/09/2017
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn: là việc yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp...
- Quy định của pháp luật về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư!
Em có một vài vấn đề nhờ luật sư giúp ạ: Em và chồng ly hôn đã hơn 1 năm, chúng em có một bé trai và em được toàn quyền nuôi sau khi ly hôn vì con chưa đủ 36 tháng tuổi. Đến nay bé đã gần 3 tuổi, gần đây em đang làm thủ tục chuẩn bị đi xuất khẩu lao động bên Nhật Bản khoảng 3 năm, trong thời gian đó nếu chồng cũ giành lại quyền nuôi con từ em thì có được không? Chồng cũ của em là một người cờ bạc nghiện ngập nhưng em không có bằng chứng để chứng minh điều đó, vậy trong trường hợp này em có bị mất quyền nuôi con không? Nếu em làm giấy uỷ quyền nuôi con cho ông bà ngoại thì chồng cũ có giành được con không? Em rất muốn đi Nhật để cải thiện cuộc sống nhưng nếu đi mà mất quyền nuôi con thì phải làm sao? Em phải làm những gì đề phòng trước để chồng cũ không có quyền giành con với em?
Mong Luật sư sớm giải đáp giúp em.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
1. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Khi đó việc cha đứa trẻ giành lại được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn còn dựa vào các căn cứ theo pháp luật ở trên, cụ thể là nếu hai bạn có thỏa thuận về việc thay đổi này, hoặc không có thỏa thuận nhưng có căn cứ chứng minh rằng người đang trực tiếp nuôi con là bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cha đứa bé sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Khi mà đứa bé trên 7 tuổi thì còn dựa vào nguyện vọng của con nhưng hiện tại con bạn mới gần 3 tuổi nên Tòa sẽ không chấp nhận nguyện vọng của bé về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Trong trường hợp của bạn bạn lại sắp đi xuất khẩu lao động ở bên Nhật Bản thì chồng bạn càng có căn cứ cho rằng bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nữa. Do đó bạn cần phải xem xét kỹ về vấn đề này khi quyết định sang Nhật xuất khẩu lao động. Và để đề phòng việc chồng cũ của bạn giành lại quyền nuôi con thì bạn nên ủy quyền nuôi con cho bố mẹ của bạn. [caption id="attachment_51554" align="aligncenter" width="340"] Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn[/caption]
2. Ủy quyền nuôi con cho ông bà
Pháp luật dân sự và pháp luật về hôn nhân và gia đình đều không có quy định cấm về vấn đề ủy quyền nuôi con.
Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một điều là nếu xét thấy cả hai vợ chồng đều không có khả năng, điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ giao con cho người giám hộ theo Bộ Luật Dân sự (Khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn).
Điểm b Khoản 1 điều 47 quy định về những người được làm giám hộ có bao gồm trường hợp người chưa thành niên có cha mẹ nhưng cha, mẹ không đủ điều kiện trực tiếp để chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người bảo hộ. Đồng thời tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 52 Bộ Luật dân sự 2015 về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:
"Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ."
Như vậy nếu bạn có yêu cầu người giám hộ cho con thì Tòa sẽ lựa chọn người giám hộ để chăm sóc, giáo dục con cho bạn. Và theo quy định trên thì Tòa sẽ lựa chọn người giám hộ theo thứ tự là anh chị cả, anh chị thứ rồi mới đến ông bà nội, ông bà ngoại. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, hai vợ chồng bạn mới chỉ có một con chung là bé trai do đó mà con bạn không có anh chị cả hay anh chị thứ để làm người giám hộ cả nên trong trường hợp này, ông bà nội và ông bà ngoại sẽ là người giám hộ cho con bạn.
Mặt khác theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Điều 104 về nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu: “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu…” Ở đây, con của bạn là người chưa thành niên và trong tình trạng không có người nuôi dưỡng nếu như bạn đi xuất khẩu lao động ở bên Nhật. Do đó bạn hoàn toàn có quyền ủy quyền cho cha mẹ bạn là người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con bạn. Tuy nhiên bạn cũng phải lưu ý một vấn đề đó là nếu bạn giao con cho cha mẹ bạn nuôi hộ trong thời gian bạn đi xuất khẩu lao động mà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và an toàn của con thì chồng cũ bạn sẽ có cơ hội giành lại quyền nuôi con.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016