• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn

  • Kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Kết hôn trái pháp luật
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Kiến thức của bạn:

     Kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lí:

1. Định nghĩa kết hôn trái pháp luật

     Theo quy định tại khoản 6, Điều 3, Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

... 6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”

     Như vậy, kết hôn trái luật được hiểu là việc hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng một trong hai bên hoặc cả hai bên nam, nữ không đáp ứng được các điều kiện kết hôn về độ tuổi, về ý chí của các bên, về năng lực hành vi dân sự, hành vi kết hôn bị cấm theo quy định của pháp luật. Khi việc kết hôn được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân mới được coi là hợp pháp và được nhà nước công nhận và bảo vệ. Ngược lại, khi vi phạm các điều kiện kết hôn (ngay cả khi được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) thì cuộc hôn nhân đó vẫn bị coi là bất hợp pháp, trái pháp luật.

2. Các trường hợp kết hôn bị coi là kết hôn trái pháp luật

a. Trường hợp kết hôn bị coi là kết hôn trái pháp luật do không đáp ứng điều kiện về độ tuổi kết hôn

     Pháp luật về hôn nhân gia đình quy định độ tuổi kết hôn của man, nữ như sau:

Điều 8.Điều kiện kết hôn

 a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”

     Độ tuổi là một trong những điều kiện để xem xét việc kết hôn của hai bên có trái pháp luật hay không. Theo quy định trên thì khi một bên nam không đủ 20 tuổi, hoặc nữ không đủ 18 tuổi, hoặc cả hai bên nam nữ đều không đủ độ tuổi trên mà vẫn tiến hành kết hôn thì đó là kết hôn trái pháp luật. hành vi kết hôn trái pháp luật này là một trong những hành vi mà pháp luật cấm theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân gia đình 2014, hành vi này còn được gọi là “tảo hôn”. [caption id="attachment_50147" align="aligncenter" width="420"]Kết hôn trái pháp luật Kết hôn trái pháp luật[/caption]

b. Trường hợp kết hôn bị coi là kết hôn trái pháp luật do không đáp ứng điều kiện về sự tự nguyện

     Tự nguyện tức là tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, không ai bắt buộc. Đây là yếu tố để đảm bảo rằng việc kết hôn được duy trì trong thời gian dài nhất có thể, đảm bảo hôn nhân được xây dựng trên một nền tảng vững chắc nhất.

     Việc kết hôn không do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định là một trong những lí do khiến một cuộc hôn nhân trở thành hôn nhân trái pháp luật.

     Trong trường hợp, việc một bên hoặc cả hai bên bị ép buộc, cưỡng ép, đe dọa để kết hôn, hay bị mất năng lực hành vi dân sự  là yếu tố xem xét việc xem có sự vi phạm về điều kiện tự nguyện trong việc tiến hành kết hôn hay không. Khi chứng minh được việc hôn nhân không có sự tự nguyện của một hoặc cả hai bên thì hôn nhân đó được coi là hôn nhân trái pháp luật.

 c. Trường hợp kết hôn bị coi là kết hôn trái pháp luật do bị mất năng lực hành vi dân sự

     Tại Điều 22 bộ luật dân sự 2015  quy định một người chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi: một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

d. Các trường hợp kết hôn bị coi là kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều cấm của pháp luật

*Kết hôn bị coi là kết hôn trái pháp luật do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:

     Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bao gồm các trường hợp người đang có vợ kết hôn với người đang có chồng; người đang có vợ kết hôn với người chưa có chồng; người đang có chồng kết hôn với người chưa có vợ.

     Trong những trường hợp này, việc kết hôn giữa họ bị coi là kết hôn trái pháp luật. Và quan hệ kết hôn này sẽ không được Nhà nước bảo vệ. Quy định này đảm bảo việc thực hiện quy định của pháp luật về chế độ hôn nhân một vợ một chồng tiến bộ.

*Kết hôn bị coi là kết hôn trái pháp luật do vi phạm đạo đức xã hội

     Các trường hợp thuộc phạm vi này gồm: kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ (ông, bà; bố, mẹ; và con đẻ); giữa những người trong phạm vi ba đời (cha, mẹ; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì); giữa cha nuôi với con nuôi; giữa mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riên của chồng.

     Như vậy, các đối tượng thuộc trường hợp trên kết hôn với nhau thì sẽ bị coi là kết hôn trái pháp luật. Quy định này được đặt ra để giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.   

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về kết hôn trái pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178