• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành: điều kiện đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài là...

  • Điều kiện kết hôn với người nước ngoài theo quy định hiện hành
  • kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Kiến thức của bạn:

     Điều kiện kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Ngày nay, hiện tượng công dân Việt Nam yêu và kết hôn với người nước ngoài ngày càng diễn ra phổ biến tại Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết những điều kiện mà các bên, nhất là công dân nước ngoài phải đáp ứng khi tiến hành kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam. Vậy, điều kiện mà các bên phải đáp ứng khi tiến hành kết hôn ở Việt Nam là gì? Trong nội dung bài viết sau đây vấn đề được đề cập đến sẽ giới hạn trong điều kiện kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng để có thể kết hôn với công dân Việt Nam, hy vọng bài viết sẽ giúp quý khách có thêm hiểu biết về vấn đề này theo quy định của pháp luật.

1. Điều kiện chung để kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

     Trong trường hợp một công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài là các yêu cầu được quy định tại khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân gia đình 2014. Đó là điều kiện về các yếu tố như độ tuổi (nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi), về sự tự nguyện khi kết hôn (hai bên nam, nữ phải hoàn toàn tự nguyện), về năng lực hành vi dân sự (không bị mất năng lực hành vi dân sự), và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật quy định.

a) Điều kiện về độ tuổi để kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

     Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, muốn kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam, nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp kết hôn mà không đủ độ tuổi trên hành vi kết hôn được coi là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình Việt Nam –hành vi tảo hôn.

b) Điều kiện về năng lực hành vi dân sự 

     Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp có quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật. Như vậy, nếu không có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự thì theo pháp luật, người đó vẫn không bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp một người thực tế không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người có thẩm quyền không thể từ chối đăng ký kết hôn với lí do người này mất năng lực hành vi dân sự (bởi thực tế không tồn tại quyết định đang có hiệu lực pháp luật tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án) mà phải với lí do nghi ngờ sự tự nguyện của người này khi đăng ký kết hôn.

c) Điều kiện về việc không vi phạm điều cấm của pháp luật kết hôn khi kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

     Trong các hành vi bị pháp luật về hôn nhân và gia đình cấm, bên cạnh một số hành vi vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi, về sự tự nguyện của các bên còn có những hành vi tuy không vi phạm các điều kiện về độ tuổi cũng như sự tự nguyện nhưng vẫn bị cấm để bảo đảm thuần phong mỹ tục, nguyên tắc pháp luật, quan niệm đạo đức của người dân Việt Nam.

     Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, việc người đang tồn tại quan hệ hôn nhân kết hôn với một người khác là hành vi bị cấm. Kể cả hành vi một người độc thân kết hôn với một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

     Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học về di truyền, cũng như đảm bảo thuần phong mỹ tục, tư tưởng đạo đức của nhân dân Việt Nam. Hành vi kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người trong phạm vi ba đời là những hành vi bị pháp luật cấm. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra kế tiếp người kia, tức là mối quan hệ giữa ông, bà nội (ngoại) với bố (mẹ) và con đẻ. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha, mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha hoặc mẹ hoặc cùng cả cha lẫn mẹ là đời thứ hai; và anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

     Không liên quan đến quan hệ huyết thống vẫn bị pháp luật cấm kết hôn. Đề cao quan niệm đạo đức của người Việt, pháp luật quy định việc kết hôn giữa những người đang hoặc đã là cha, mẹ nuôi với chính con nuôi của mình; giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng cũng là những trường hợp bị cấm. [caption id="attachment_49704" align="aligncenter" width="341"]kết hôn với người nước ngoài  kết hôn với người nước ngoài[/caption]

2. Điều kiện mà người nước ngoài phải đáp ứng khi kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam

Tại Điều 126, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn... “

     Theo quy định trên, khi một công dân Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam thì bên cạnh việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8, Luật Hôn nhân gia đình 2014, đó là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự,... như đã nêu ở trên, công dân nước ngoài còn cần phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định của quốc gia mà mình là công dân.

     Ví dụ, A (nam công dân Mỹ) muốn đăng ký kết hôn với B (nữ công dân Việt Nam) tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam, thì khi muốn cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn cho  A và B, A bên cạnh việc phải tuân thủ điều kiện kết hôn của nam công dân Việt Nam, còn phải tuân thủ điều kiện để được đăng ký kết hôn của nam công dân ở Mỹ. Vì mặc dù A tiến hành kết hôn tại Việt Nam nhưng A vẫn là công dân Mỹ và phải tuân thủ pháp luật của MỸ. Nói thế tức là, công dân nước ngoài phải đủ điều kiện theo quy định của cả hai hệ thống pháp luật, một là pháp luật Việt Nam, một là pháp luật quốc gia họ thì cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam mới thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho nam công dân này.

     Vì vậy, khi người nước ngoài muốn kết hôn với người Việt Nam tại Việt Nam thì cần đảm bảo yếu tố đáp ứng đủ điều kiện mà cả hai hệ thống pháp luật yêu cầu (là pháp luật của quốc gia mà người đó là công dân, và pháp luật của quốc gia nơi người đó thực hiện việc đăng ký -ở đây là pháp luật Việt Nam).

     Trên đây là nội dung cơ bản về điều kiện kết hôn với công dân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật VIệt Nam.

     Luật Toàn Quốc hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào những điều kiện cơ bản mà các bên tham gia đăng ký kết hôn cần phải quan tâm khi một công dân nước ngoài muốn kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178