• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sau khi ly hôn, bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con,

  • Quy định của về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
  • quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON

Câu hỏi của bạn:

     Vợ chồng tôi ly hôn được gần 1 năm, con vợ nuôi, tôi đến thăm con hàng tuần và cuối tuần dẫn về nội. Nhưng vợ tôi vi phạm về phẩm chất đạo đức (bỏ nhà chồng ra đi lúc ba chồng mất 32 ngày và từ đó không về xả tang) và đòi quyền cấp dưỡng nuôi con, nay tôi muốn dựa vào ý này thì tòa có xử cho tôi quyền nuôi con được không? Con tôi đã 5 tuổi, rất dễ nuôi. Xin cảm ơn!

Cơ sở pháp lý:

1. Quy định về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con

     Bạn và vợ cũ đã ly hôn được 1 năm, con chung do vợ nuôi. Hiện tại, bạn muốn giành quyền nuôi con thì theo quy định của pháp luật, bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ được quy định của pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con để xem xét tỉ lệ thành công là bao nhiêu và định hướng phương án giải quyết.

     Để yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cần phải căn cứ theo đúng quy định của pháp luật. Theo khoản 2 điều 84 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

     Như vậy, căn cứ để Tòa án giải quyết thay đổi quyền trực tiếp nuôi con là: cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Cần phải thay đổi để đảm bảo được lợi ích, quyền lợi cho con một cách tốt nhất. Cho nên, để Tòa án giải quyết thì bạn cần chứng minh trường hợp của bạn thuộc căn cứ trên.

   Đối với trường hợp của vợ bạn, cô ấy bỏ nhà chồng ra đi lúc ba chồng mất 32 ngày và từ đó không về xả tang, pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng theo phong tục tập quán tùy từng địa phương thì việc bỏ đi là không hợp với đạo đức, không tránh khỏi đàm tiếu của hàng xóm. Tuy nhiên người ngoài cũng chỉ nhận diện được mặt ngoài của vấn đề là vợ bạn nhiều ngày không có mặt ở nhà ngay cả đám tang bố chồng mà không biết nguyên nhân thực sự của việc bỏ đi. Với lý do này vợ cũ của bạn hoàn toàn có thể phủ nhận và đưa ra một số lý do chính đáng. Ví dụ: Vì lý do bạo hành gia đình mà phải bỏ đi; vì một lý do về công việc, về hoạt động cá nhân cô ấy phải đi xa,… hơn nữa việc bỏ nhà đi gần như không ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Trong khi đó suốt 1 năm qua cô ấy vẫn chăm sóc, giáo dục con rất tốt.

     Chính vì vậy, bạn nên suy nghĩ kỹ việc gửi đơn yêu cầu đến Tòa án bởi nếu chỉ với lý do vi phạm đạo đức (không về xả tang ba chồng) là tương đối khó khăn trong việc giành quyền nuôi con.

     Tuy nhiên, nếu bạn có thể căn cứ cô ấy không thể đảm bảo tình hình tài chính, về giáo dục con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật. Thay đổi người trực tiếp nuôi con

2. Hướng dẫn thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

     Để tiến hành yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

  • Đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Bản án ly hôn
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực)
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực)
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp

     Sau đó, bạn đến nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi mà vợ bạn đang làm việc và cư trú. Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected];

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!           

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178