• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kết hôn khi bị gia đình phản đối có được pháp luật công nhận không? việc kết hôn hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện mà không phụ thuộc vào ....

  • Kết hôn khi bị gia đình phản đối có được pháp luật công nhận không?
  • Kết hôn khi bị gia đình phản đối
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KẾT HÔN KHI BỊ GIA ĐÌNH PHẢN ĐỐI

Câu hỏi của bạn:

     Cho em hỏi em với người yêu em khác xã. Vậy lức chứng nhận độc thân phải về 2 xã riêng đúng không ạ và lúc chứng nhận độc thân bao lâu mới lấy hay đợi chứng nhận và lấy liền và có xuống hỏi gia đình không ( vì gia đình tụi em cấm cản )

     Và lúc đăng ký kết hôn đăng ký 1 trong 2 xã của nam hoặc nữ đúng không ạ và đợi bao lâu mới lên lấy ạ

     Và khi đăng ký kết hôn bị gia đình phản đối thì giấy đăng ký đó có được xác nhận và cấp không ạ

     Em đang rối vụ này mong phản hồi sớm ạ

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về việc kết hôn khi bị gia đình phản đối 

1. Kết hôn khi bị gia đình phản đối có được pháp luật công nhận không?

      Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

     Theo quy định trên thì nếu cả hai bạn và người bạn gái đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì hai bạn có thể tự tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn mà không cần sự đồng ý của bố mẹ hai bên. Việc kết hôn giữa hai bên hoàn toàn phải tự nguyện. Sự tự nguyện xuất phát từ bản thân mỗi người và không ai có quyền ép buộc họ làm trái với ý chí của mình. Bất kể người nào ép buộc kết hôn với người mà họ không muốn đều vi phạm nguyên tắc tự nguyện và không được pháp luật công nhận.

     Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định về hành vi cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định và hành vi này bị cấm theo quy định tại điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

     Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: Cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

     Điều 146 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như sau:

"Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”

     Như vậy, tùy từng mức độ và hậu quả để lại, hành vi cấm, cản trử việc kết hôn tự nguyện tiến bộ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo chúng tôi, hai bạn nên trao đổi thẳng thắn cởi mở, thuyết phục hai bên gia đình để nhận được sự chấp thuận của cả hai bên thì hạnh phúc của các bạn mới được trọn vẹn. [caption id="attachment_42748" align="aligncenter" width="410"]Kết hôn khi bị gia đình phản đối Kết hôn khi bị gia đình phản đối[/caption]

2. Thủ tục đăng ký kết hôn

a. Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trước khi kết hôn

     Khoản 1, điều 10 Nghị định 123/2015 hướng dẫn luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau:

“1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.”

     Đối chiếu với quy định trên thì chỉ có một bên cần phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Người nào đăng ký kết hôn tại nơi mà mình không thường trú thì phải nộp thêm giấy xác nhận tình trạng do UBND xã nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

     Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu (xin ở UBND xã). Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu.

b. Thủ tục đăng ký kết hôn khi bị gia đình phản đối 

*Giấy tờ phải nộp 

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

*Các giấy tờ phải xuất trình 

     Điều 10 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định về các giấy tờ phải nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn như sau:

“Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:……”

     Các giấy tờ người yêu cầu đăng ký kết hôn phải xuất trình theo quy định tại khoản 1 điều 2 của Nghị định 123 bao gồm bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

*Thời gian giải quyết kết hôn khi bị gia đình phản đối 

     Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

     Để được tư vấn chi tiết về Kết hôn khi bị gia đình phản đối quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
           

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178