• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện và thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP và Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT, cụ thể:

  • Điều kiện và thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
  • chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

Kiến thức của bạn:

       Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
  • Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP

Nội dung kiến thức:      Khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

1. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

     Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, cụ thể:

  • Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, cng trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
  • Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
  • Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

2. Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

     Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, gửi trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp xã 01 Đơn đăng ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của xã, trong thờ gian năm (05) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến "Đồng ý cho chuyển đổi", đóng dấu vào Đơn đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại Đơn cho người sử dụng đất.
  • Trường hợp Đơn đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung đơn đăng ký.
  • Trường hợp không đồng ý cho chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do, theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

     Trên đây là quy định của pháp luật về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Luật Toàn Quốc qua Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.                                         

 Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178