• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều 9 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND và quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

  • Bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên khi Nhà nước thu hồi đất
  • Bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ NHÀ Ở TẠI THÁI NGUYÊN

Kiến thức của bạn:

Bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên khi Nhà nước thu hồi đất

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức về vấn đề bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên:

     Điều 9 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND và khoản 2 Điều 1 Quyết định 20/2016/QĐ-UBND quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

1. Mức bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 1, Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:

Mức bồi thường = Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại + (Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại) x 60%

Mức bồi thường không thấp hơn 60% và không vượt quá 100% giá trị xây mới nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà công trình bị thiệt hại.

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

- Thời gian khấu hao áp dụng làm căn cứ xác định giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được quy định như sau:

  • 08 năm đối với nhà tạm, vật kiến trúc,
  • 20 năm đối với nhà một tầng mái ngói hoặc mái tôn (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố) tường bao quanh xây gạch chiều cao lớn hơn 3m (không tính chiều cao tường thu hồi),
  • 30 năm đối với nhà 1 tầng mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,
  • 30 năm đối với nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố,
  • 50 năm đối với nhà 2 – 3 tầng tường xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,
  • 60 năm đối với nhà 4 - 5 tầng trở lên.

2. Đối với nhà, công trình phá dỡ một phần thì thực hiện như sau:

a) Đối với nhà xây một tầng lợp mái, nhà tạm để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân bị phá dỡ một phần tường hoặc cột chịu lực của nhà đó thì tính bồi thường theo quy định cho phần bị phá dỡ, phần diện tích còn lại của nhà đó được hỗ trợ bằng mức bồi thường; không tính hỗ trợ nhà, công trình khác tiếp theo;

b) Đối với nhà xây một tầng mái bằng bê tông cốt thép, nhà xây từ hai tầng trở lên, nhà để sản xuất kinh doanh bị phá dỡ một phần diện tích nhà, phần bị phá dỡ tường hoặc cột chịu lực thì tính bồi thường theo quy định cho phần diện tích bị phá dỡ, phần diện tích nhà còn lại được hỗ trợ như sau:

  • Phần nhà còn lại tiếp theo (tính từ cọc GPMB trở vào) có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10m thì toàn bộ diện tích còn lại được hỗ trợ bằng mức bồi thường; không tính hỗ trợ nhà, công trình tiếp theo;
  • Phần nhà còn lại tiếp theo (tính từ cọc GPMB trở vào) có kích thước lớn hơn 10m thì chỉ tính hỗ trợ đủ 10m của nhà đó bằng mức bồi thường.
[caption id="attachment_95342" align="aligncenter" width="450"]Bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên Bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên[/caption]

3. Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; nhà, công trình khác biệt chưa có trong đơn giá bồi thường thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ vào hồ sơ hoàn công, thông qua cơ quan tư vấn lập dự toán theo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp và cơ cấu dự toán xây lắp tại thời điểm, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, tổng hợp vào dự toán bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không còn hồ sơ hoàn công, thì căn cứ vào hiện trạng công trình, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông qua cơ quan tư vấn lập, thẩm tra dự toán công trình và tổng hợp dự toán bồi thường, hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

4. Nhà tạm, công trình xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp, kể cả trên đất nông nghiệp tạm giao, cho thuê, đấu thầu được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản thì được bồi thường theo quy định. 

     Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự ý xây dựng các công trình để phục vụ mục đích sản xuất trên đất nông nghiệp trước ngày công bố thực hiện dự án, khi xây dựng không có văn bản xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận công trình xây dựng với mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp thì thực hiện hỗ trợ đối với tài sản xây dựng trên, mức hỗ trợ bằng mức bồi thường

5. Đơn giá bồi thường nhà và các công trình khác gắn liền với đất theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Tài sản nhà, vật kiến trúc, cây cối khi đã trả tiền bồi thường thì vật liệu thu hồi được xử lý như sau:

  • Tài sản nhà, vật kiến trúc, cây cối thuộc sở hữu Nhà nước (Ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước đầu tư) thì vật liệu thu hồi thuộc chủ đầu tư. Giá trị vật liệu thu hồi được giảm trừ trong kinh phí bồi thường của dự án.
  • Tài sản nhà, vật kiến trúc, cây cối không thuộc điểm a khoản này thì vật liệu thu hồi thuộc về đối tượng được bồi thường.
Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại về nhà ở tại Thái Nguyên khi Nhà nước thu hồi đất, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178