• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn được quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và đình năm 2014 như sau:

  • Trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn
  • Trợ cấp nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRỢ CẤP NUÔI CON KHI KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Câu hỏi của khách hàng:

Tôi và chồng không đăng kí kết hôn, nhưng đã chung sống được với nhau 2 năm và có với nhau một đứa con, năm nay cháu gần  2 tuổi, tôi đã làm giấy khai sinh cho con có tên mẹ ( vì có con mà gia đình anh không chấp nhận). Chúng tôi vẫn đang đi học và hoàn toàn chi phí từ gia đình.Vì một số lý do bất đồng trong hôn nhân, tôi không muốn chung sống với chồng nữa. Tôi xin hỏi nếu tôi không sống với chồng nữa thì chồng tôi có phải chịu nghĩa vụ gì với con không vì chúng tôi chưa đăng kí kết hôn. Mong quý công ty giải đáp cho tôi. 

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý :

1. Xác định cha, mẹ cho con

         Trong trường hợp của bạn, vì hai bạn không đăng kí kết hôn nên do đó để xác định quyền và nghĩa vụ của hai người đối với con cái thì điều đầu tiên phải xác định cha, mẹ cho con. Vì trong giấy khai sinh đã có ghi tên bạn nên trong trường hợp này chỉ cần xác định cha của con.

          Điều 88, 89 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Xác định cha, mẹ và xác định con như sau :

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

“Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”

      Theo quy định trên, áp dụng vào trường hợp của bạn, con bạn được xác định là con của chồng khi chồng phải thừa nhận nếu con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn. Cùng với đó, bạn là người giám hộ theo pháp luật của con, bạn có thể yêu cầu Tòa án xác định và đưa ra những bằng chứng chứng minh chồng là cha của con nhằm xác định chồng là cha hợp pháp của con bạn.

    Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch như sau :

“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.”

        Qua đó, để chứng minh chồng bạn là cha của con bạn bạn có thể đưa ra căn cứ như văn bản của cơ quan y tế giám định (giấy đối chiếu AND), thư từ, phim ảnh, băng đĩa, đồ dùng vật dụng, các văn bản cam đoan… để chứng minh quan hệ cha con. Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ giám sát và chịu trách nhiệm pháp lý cũng như tính trung thực của các bằng chứng này. Trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn

2. Trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn

        Theo khoản 3 Điều 81 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định như sau :“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

       Theo quy định trên, bạn và chồng có thể thỏa thuận ai sẽ là người nuôi con tuy nhiên nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Vì con bạn chưa đầy 2 tuổi ( dưới 36 tháng ) nên sẽ được giao cho bạn trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.

        Tiếp theo đó, áp dụng điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau :

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. (trợ cấp nuôi con)

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

      Chồng bạn sẽ phải trợ cấp nuôi con khi không trực tiếp nuôi con cùng với đó phải tôn trọng quyền sống chung của con với bạn. Bạn phải tạo điều kiện cho chồng thăm nuôi con cái tuy nhiên nếu chồng lạm dụng việc thăm nuôi để gây cản trở việc nuôi con của bạn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con cái của chồng.

        Về mức cấp dưỡng, Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định như sau :

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

        Theo đó, việc trợ cấp nuôi con có thể do hai bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định. Mức trợ cấp nuôi con sẽ căn cứ vào thu nhập của bạn và chồng, khả năng kinh tế của hai bạn và nhu cầu thiết yếu của con. Ngoài ra, vì việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái đến khi trưởng thành cùng với việc giá cả leo thang, mức sống thay đổi hay điều kiện của từng cá nhân cha mẹ qua từng thời kỳ khác nhau cũng khác nhau nên mức trợ cấp nuôi con cũng có thể thay đổi.

Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: trợ cấp nuôi con

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trợ cấp nuôi con. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về trợ cấp nuôi con qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về trợ cấp nuôi con tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.         
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178