• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hai vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con hay không? Mức cấp dưỡng cho con như thế nào? Khi nào chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

  • Hai vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con không?
  • vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Khi cuộc sống hôn nhân gặp vấn đề, vợ chồng không thể tiếp tục duy trì việc chung sống cùng nhau nữa thì rất nhiều cặp vợ chồng nghĩ đến việc ly hôn. Thế nhưng nhiều trường hợp, vợ chồng vẫn còn tình cảm với nhau nhưng lại không hợp để sống chung với nhau và họ đã lựa chọn một giải pháp đó là sống ly thân. Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc rằng “ hai vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con hay không?”. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này và hậu quả pháp lý khi sống ly thân.

1. Ly thân là gì? Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì? 

     Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

     Hiện nay chưa có định nghĩa ly thân trong luật, tuy nhiên có thể hiểu đơn giản ly thân là hai người không sống chung với nhau nhưng họ vẫn là vợ chồng theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?

     Tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con phát sinh khi đáp ứng các điều kiện sau:

2.1. Mối quan hệ giữa người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng

  • Quan hệ huyết thống
  • Quan hệ nuôi dưỡng
  • Cá biệt: vợ chồng cấp dưỡng sau ly hôn phải được thực hiện ngay sau khi ly hôn

2.2. Điều kiện của người được cấp dưỡng

  • Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên
    • Không bắt buộc phải có khả năng, điều kiện kinh tế của người chưa thành niên (trừ trường hợp anh chị em cấp dưỡng cho nhau)
    • Căn cứ các điều kiện khác
    • Cha mẹ cấp dưỡng cho con thì đây là cấp dưỡng đương nhiên, không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của con
  • Là người đã thành niên
    • Không có khả năng lao động: được hiểu là tình trạng của 1 người làm tất cả những gì có thể trong phạm vi sức lực, trí lực, kỹ năng của mình mà ko thể có được thu nhập cần thiết cho cuộc sống của mình và gia đình mình
    • Không có tài sản để nuôi chính bản thân (không có hoặc có tài sản gốc nhưng không sinh lời hoặc có sinh lời và có khả năng khai thác nhưng ko đủ)

2.3. Điều kiện của người cấp dưỡng

  • chỉ xảy ra khi người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
  • căn cứ vào tài chính: thu nhập thường xuyên, có tài sản hay ko
  • lưu ý:
    • khoản 1 điều 16 nghị định 70/2001/NĐ-CP: người thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi các chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó
    • cuộc sống người đó
    • tài sản (tài sản gốc hay hiện vật vật chất của thu nhập, hoa lợi lợi tức)

3. Bố mẹ ly thân có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không?

     Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Như vậy nếu cha mẹ không chung sống chung với con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

     Theo như phân tích về điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình thì cha mẹ sống chung với nhau chỉ là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Theo đó, nếu như cha mẹ không chung sống với nhau thì làm căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng, theo đó người không chung sống cùng sẽ có nghia vụ cấp dưỡng cho con theo quy định trên. Do đó, dù cha mẹ có ly thân thì cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.  

vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con

4. Hỏi đáp về hai vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con không?

Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi kết hôn theo quy định của pháp luật là gì?

     Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Câu hỏi 2: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì độ tuổi kết hôn hợp pháp là bao nhiêu tuổi?

     Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành là:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

...

Câu hỏi 3: Luật sư cho tôi hỏi, ngoài nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái thì còn nghĩa vụ cấp dưỡng nào khác không?

     Căn cứ theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ngoài nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái còn có: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Bài viết liên quan đến Hai vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con không?

     Mọi thắc mắc liên quan đến Hai vợ chồng ly thân thì có phải cấp dưỡng cho con không hay có những thắc mắc khác, thì quý khách hãy gọi điện đến tổng đài 19006500 để được tư vấn giải quyết

     Luật Toàn Quốc xin trân thành cảm ơn

Chuyên viên: Việt Hùng

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178