Thủ tục kháng cáo giành lại quyền nuôi con như thế nào?
09:30 27/11/2023
Thủ tục kháng cáo giành lại quyền nuôi con như thế nào? trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định của Tòa án tiến hành kháng cáo theo thủ tục...
- Thủ tục kháng cáo giành lại quyền nuôi con như thế nào?
- Kháng cáo giành lại quyền nuôi con
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục kháng cáo giành lại quyền nuôi con như thế nào?
Câu hỏi của bạn:
Tôi muốn hỏi vợ chồng tôi đang chung sống hạnh phúc chưa có chuyện gì xảy ra nhưng lần nào mẹ vợ tôi cũng chia rẽ vợ chồng tôi bây giờ vợ tôi nghe mẹ để xúi giục đã tự viết đơn, gấp quần áo đi còn lấy hết bột sữa của con đang dùng và quần áo của con về chỗ mẹ đẻ và để con lại cho tôi nuôi dưỡng cháu khi cháu mới được 6 tháng tuổi. Đến gần bốn tháng nay không đoái hoài gì đến con và vợ tôi đã vu khống những chuyện không có để giành quyền nuôi. Hôm qua ngày 29/6 Tòa án đã xử cho vợ tôi nuôi con nhưng lương tâm tôi không cho phép một người mẹ không lương tâm nuôi dưỡng con. Giờ tôi đang trong thời gian kháng cáo 15 ngày, vậy tôi mong công ty tư vấn cho tôi làm như thế nào để được nuôi con (Về kinh tế lương tháng của tôi được 6 triệu, còn vợ tôi là 3 triệu, nhiều khi còn không có tiền, lấy trộm tiền để sử dụng). Mong công ty tư vấn cho tôi phải làm như thế nào để được nuôi con vì con đang ở với tôi.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn
1. Quy định về kháng cáo giành lại quyền nuôi con
a. Thời gian kháng cáo giành lại quyền nuôi con
Theo điều 273 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo:
“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.”
Theo quy định của pháp luật, thời gian kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
[caption id="attachment_38046" align="aligncenter" width="421"] Kháng cáo giành lại quyền nuôi con[/caption]
c. Thủ tục kháng cáo giành lại người nuôi con
Trước tiên, chuẩn bị đơn kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.
- Nếu đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
- Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2. Tư vấn kháng cáo giành lại quyền nuôi con
Tòa án đưa ra quyết định giành quyền nuôi con 6 tháng tuổi cho mẹ nuôi, căn cứ theo quy định của pháp luật:
Khoản 3 điều 81 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, pháp luật ưu tiên giành quyền nuôi con cho người mẹ đối với con dưới 36 tháng tuổi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con hoặc không thể đảm bảo quyền lợi cho con. Với trường hợp của bạn, người vợ có sức khỏe bình thường, có thu nhập ổn định là 3 triệu, hơn nữa con bạn mới 6 tháng vẫn đang trong thời gian dùng sữa mẹ cho nên ưu tiên việc nuôi con cho người mẹ. Với trường hợp của bạn, pháp luật đã quy định cụ thể ưu tiên quyền nuôi con. Vì vậy khi bạn tiến hành kháng cáo thì tỉ lệ giành được quyền nuôi con là khá thấp. Bạn nên cân nhắc việc kháng cáo bởi tỉ lệ thành công không cao, thêm vào đó bạn sẽ mất thời gian và một khoản phí nhất định.
Tuy nhiên, dù bạn và vợ bạn ly hôn nhưng nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con vẫn được chia đều cho cha mẹ. Bạn vẫn có thể tới thăm con, chăm sóc con và có quyền như người mẹ.
Hiện tại bạn có thể tạm thời quan sát xem vợ bạn có chăm sóc tốt cho con bạn không, trường hợp nhận thấy con không được đảm bảo quyền lợi thì sau khi con bạn tròn 3 tuổi bạn có thể nộp đơn đến Tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Lúc đó, tỉ lệ bạn giành được quyền nuôi con sẽ cao hơn.
Bài viết liên quan đến Kháng cáo giành lại quyền nuôi con
- Quyền nuôi con sau ly hôn
- Quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn theo quy định pháp luật
- Dịch vụ soạn đơn kháng cáo
Liên hệ Luật sư tư vấn về Kháng cáo giành lại quyền nuôi conch
- Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Kháng cáo giành lại quyền nuôi con. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Kháng cáo giành lại quyền nuôi con qua số điện thoại Zalo Luật Sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi Kháng cáo giành lại quyền nuôi con tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016