• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Sau ly hôn, đưa con ra nước ngoài sinh sống có cần hỏi ý kiến của chồng cũ không: theo nguyên tắc việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ...

  • Sau ly hôn, đưa con ra nước ngoài sinh sống có cần hỏi ý kiến của chồng cũ không?
  • Đưa con ra nước ngoài sinh sống
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SAU LY HÔN, ĐƯA CON RA NƯỚC NGOÀI SINH SỐNG CÓ CẦN HỎI Ý KIẾN CỦA CHỒNG CŨ KHÔNG?

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư: Tôi và chồng tôi đã ly hôn được hơn một năm, quyền nuôi con thuộc về tôi, nhưng nay tôi muốn đưa con tôi mới 8 tuổi sang nước ngoài định cư cùng tôi thì có cần hỏi ý kiến của chồng tôi không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về đưa con ra nước ngoài sinh sống

1. Quy định của pháp luật về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

     Tại Điều 81 luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

     Theo đó, việc nuôi con, chăm sóc, giáo dục con được căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Vì vậy, việc đưa trẻ em ra nước ngoài để có điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế là một việc làm phù hợp pháp luật. [caption id="attachment_59642" align="aligncenter" width="362"]Đưa con ra nước ngoài sinh sống Đưa con ra nước ngoài sinh sống[/caption]

2. Sau ly hôn, đưa con ra nước ngoài sinh sống có cần hỏi ý kiến của chồng cũ không?

     Pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi cụ thể tại nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, bạn sẽ có quyền đưa con ra nước ngoài mà không cần thiết có sự đồng ý của chồng cũ.

     Tuy nhiên cần lưu ý, theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì người cha không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Và chỉ trong trường hợp người cha không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người mẹ trực tiếp nuôi con mới có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Do vậy, có thể nói rằng việc bạn đưa con ra nước ngoài sinh sống có thể bị phản đối bởi người chồng trước đã ly hôn với lý do việc đưa trẻ ra nước ngoài gây cản trở quyền chăm nom con của mình. Theo đó, bạn cần có sự trao đổi và thoả thuận trước với người chồng đã ly hôn về những điều kiện tốt có thể dành cho trẻ khi đưa trẻ xuất cảnh sang sinh sống tại nước ngoài.

     Ngoài ra, theo pháp luật về hôn nhân và gia đình thì các bên có quyền khởi kiện ra tòa về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn và tòa có thể quyết định thay đổi người nuôi con, giao con cho người ở Việt Nam. Do đó nếu chồng cũ của bạn chứng minh được rằng việc bạn đưa con còn nhỏ ra nước ngoài là không phù hợp, không đảm bảo tối đa quyền lợi của con ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu bé thì chồng cũ của bạn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

     Theo đó:

"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về đưa con ra nước ngoài sinh sống. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178