Quy trình giải quyết ly hôn như thế nào?
14:03 12/09/2019
Quy trình giải quyết ly hôn như thế nào?: *Bước 1: Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân quận / huyện nơi vợ / chồng đang cư trú
- Quy trình giải quyết ly hôn như thế nào?
- Quy trình giải quyết ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT LY HÔN
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư!
Tôi đang có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và muốn ly hôn. Chồng tôi cũng đồng ý rồi lại lưỡng lự vì tôi đang có thai bé đầu tiên tháng thứ 8. Tôi không muốn kéo dài tình trạng này nữa, cả hai sẽ rất mệt mỏi.
Hiện tại tôi và chồng tôi vẫn đang sống chung. Hộ khẩu của tôi ở thành phố Hồ Chí Minh còn hộ khẩu của chồng tôi ở tỉnh khác. Gia đình tôi thuê một căn nhà để kinh doanh và vợ chồng tôi cũng chuyển về đó ở. Chúng tôi không có tài sản chung.
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn kĩ giúp về hồ sơ ly hôn, trách nhiệm với con và việc này tôi sẽ ghi trong đơn ly hôn như thế nào, quy trình giải quyết ly hôn và mức án.
Tôi xin cảm ơn !
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn: Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
1. Quy trình giải quyết ly hôn
a. Các hình thức ly hôn
Ly hôn là phương án lựa chọn cuối cùng khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nếu mâu thuẫn chưa đến mức nghiêm trọng thì bạn nên cố gắng dung hòa cuộc sống và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình.
Về nguyên tắc thì vợ , chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, tại khoản 3 điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có hai hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương.
Thuận tình ly ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cr hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản.
Ly hôn đơn phương là trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
b. Quy trình giải quyết ly hôn
*Bước 1:
- Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân quận / huyện nơi vợ / chồng đang cư trú hoặc làm việc;
- Nộp đơn khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng bạn) đang cư trú, làm việc;
*Bước 2:
- Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án sau khi nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án;
*Bước 3:
- Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
2. Hồ sơ ly hôn
- Đơn xin ly hôn hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
3. Án phí ly hôn
Bạn có thể tham khảo hai bài viết dưới đây:
4. Trách nhiệm với con khi ly hôn
Theo quy đinh tại điều 81 Luật hôn nhân 2014 quy định về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, cụ thể là : “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Mức cấp dưỡng do do hai vợ chồng bạn thỏa thuận với nhau căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016