Những vấn đề quan tâm trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn
17:16 16/01/2024
Những vấn đề quan tâm trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn được quan tâm nhất đó là phân chia tài sản và quyền nuôi con ...
- Những vấn đề quan tâm trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn
- giải quyết vụ việc ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Những vấn đề quan tâm trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn
Câu hỏi của bạn:
Chị gái Em hiện tại có 3 đứa con . Vợ chồng chị ý đi làm công ty nhưng chủ yếu ở nhà chị ý vẫn phải trông 3 đứa nhỏ . Đã thế Anh rể lại cờ bạc lô đề làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu . Rồi cả bệnh sĩ .... vợ chồng chị hiện tại đang muốn ly hôn . Em có thể được biết nếu chị ý ly hôn thì sẽ như thế nào không ạ .
Căn cứ pháp lý:
1. Những vấn đề quan tâm trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn
Ly hôn là một trong những vấn đề pháp lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Khi mục đích hôn nhân không đạt được đa số các cặp vợ chồng đều lựa chọn phương án ly hôn để tốt cho cuộc sống của cả hai sau này. Tuy nhiên, để giải quyết vụ việc ly hôn rất mất thời gian vì hầu như đều có sự tranh chấp. Hai vấn đề được quan tâm nhất trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn đó chính là chia tài sản chung và quyền nuôi con. Trong trường hợp của chị bạn chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai vấn đề được kể trên.
2. Chia tài sản chung khi ly hôn
Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Tài sản chung của vợ và chồng có quy định như sau :
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo quy định của pháp luật, Tài sản chung là những tài sản được hình thành trong thời gian hôn nhân như thu nhập lao động, hoạt động kinh doanh sản xuất …Những tài sản được thừa kế chung, cho chung, thỏa thuận là tài sản chung hoặc không chứng minh được là tài sản riêng sẽ được coi là tài sản chung. Chỉ có những tài sản chung bị phân chia trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn. Trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, chị của bạn và chồng đều bình đẳng với nhau về tài sản chung không phân biệt người có thu nhập hay người lao động trong gia đình.
Cùng với đó, Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định như sau :
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Theo quy định này, trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, vợ và chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản. Việc phân chia tài sản có thể phân chia toàn bộ hoặc một phần. Nếu không thể thỏa thuận thì Tòa án sẽ giải quyết việc phân chia. Tài sản chung sẽ được chia đôi trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn tuy nhiên Tòa án sẽ căn cứ vào một vài điều kiện để có những quyết định phù hợp hơn như : điều kiện của hai bên gia đình, lỗi của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân, công sức của vợ và chồng…
Những tài sản bằng hiện vật thì sẽ được chia theo giá trị. Bên nào nhận được phần có giá trị hiện vật lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Tài sản riêng sẽ không tham gia vào quá trình phân chia tài sản khi Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn trừ khi có sự trộn lẫn tài sản chung và tài sản riêng. Trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, Tòa án sẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Chị bạn có thể đưa ra những bằng chứng về việc chồng cờ bạc , lô đề, không quan tâm gia tới gia đình … để đem lại quyền lợi cho mình trong quá trình giải quyết ly hôn.
3. Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quyền nuôi con cũng là một vấn đề được quan tâm trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn. Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định như sau :
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định trên, cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn. Trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, việc nuôi con cha mẹ có thể tự thỏa thuận còn nếu không dẫn đến thỏa thuận chung Tòa án sẽ giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi và sự phát triển mọi mặt của các con để giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được phép ly hôn. Ngoài ra, cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái nếu không trực tiếp nuôi con cái. Trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, mức cấp dưỡng sẽ do Tòa án quy định dựa vào điều kiện kinh tế của cha mẹ và nhu cầu của con cái.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Ly hôn và phân chia tài sản khi ly hôn theo quy định;
- Phân chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn do lỗi từ người chồng;
- Dịch vụ làm hộ chiếu nhanh nhất tại Quảng Trị
Liên hệ Luật sư tư vấn về giải quyết vụ việc ly hôn:
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về giải quyết vụ việc ly hôn mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về giải quyết vụ việc ly hôn. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected];
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016