Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
16:25 19/07/2017
Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn: Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm: Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; Bản án ly hôn
- Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN
Kiến thức của bạn:
Xin chào luật sư. Xin cho em hỏi vợ chồng em có 2 đứa con 1 cháu 7 tuổi và 1 cháu 4 tuổi. Trong thời gian chung sống vợ chồng em thể hòa hợp nên là đã ly thân được 3 năm và đã hoàn thành thủ tục ly hôn gần 1 tháng nay ạ. Theo quyết định tòa phán quyết đứa lớn ở với chồng còn đứa nhỏ ở với em. Nhưng nay chồng đã lấy vợ mới ( mới đăng ký chưa cưới) người vợ này cũng có con riêng, và đang mang thai đứa con chung. Nay em muốn làm đơn xin giành lại quyền nuôi con thì em phải cần những điều kiện và thủ tục gì ạ. Vì con em nó bảo ông nội lúc nào cũng đánh, bố thì suốt ngày đi uống rượu bỏ nó ở nhà 1 mình với bà cụ ( bà cụ hơn 70 rồi ạ) không dạy con học có lúc con tự học có lúc bà dạy. Em nghe mà thương con lắm. Mong luật sư giúp em với.
Còn 1 câu hỏi nữa cho em hỏi là đứa nhỏ quyết định của tòa là do em nuôi nhưng khẩu của con em vẫn ở nhà chồng nhưng nay chồng em đã cắt và chuyển về nhập vào khẩu của vợ mới ở nơi khác là đúng hay sai ạ?
Mong luật sư tư vấn giúp em để em có thể giành lại được quyền nuôi con. Em cảm ơn nhiều ạ.
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
a. Điều kiện giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
Vì nhiều lý do khác nhau mà các bên khi ly hôn, con được giao cho mẹ hoặc cho bố nuôi. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi mà người không trực tiếp nuôi muốn được giành quyền nuôi con vì cho rằng mình đủ điều kiện để chăm sóc con tốt hơn. Nhưng để giành được quyền nuôi con bằng cách nào?
Căn cứ điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
……….”
Như vậy, theo quy định trên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn chỉ được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con: Lợi ích của con như việc học hành, chăm sóc về ăn uống, chỗ ở, vui chơi giải trí,….
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp của bạn, nếu bạn muốn giành lại quyền nuôi con thì thứ nhất phải chứng minh được rằng bố cháu không đủ điều kiện để nuôi con. Cụ thể là:
+ bố cháu hay rượu chè bỏ bê con ở nhà một mình;
+ không có người kèm con học, làm con không theo kịp các bạn trên lớp;
+con hay bị ông nội đánh,
+ giờ bố cháu có gia đình mới thì kinh tế lại càng khó khăn hơn, nhiều vấn đề phải chi tiêu, quan hệ gia đình phức tạp ảnh hưởng tới bé.
Thứ hai, đứa con đã đủ 7 tuổi tức là phải xem xét đến nguyện vọng của cháu, nếu cháu muốn ở với bạn thì bạn có khả năng giành lại quyền nuôi con cao hơn. [caption id="attachment_41455" align="aligncenter" width="375"] Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn[/caption]
b. Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
* Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bố đứa bé cư trú
*Hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Bản án ly hôn (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
- Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của cả hai bố, mẹ (có công chứng hoặc chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
Điều 13 Luật cư trú 2013 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
- Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Theo bản án, quyết định của Tòa án thì bé nhỏ là giao cho mẹ nuôi. Như vậy, đối chiếu quy định trên thì nơi cư trú của bé hiện tại là nơi cư trú của người mẹ.
Hơn nữa, điều 23 Luật cư trú 2013 quy định về việc thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp như sau:
“Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.”
Do đó, sau khi ly hôn nếu bạn thay đổi chỗ ở hợp pháp trong thời hạn 12 tháng, bạn sẽ phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú cho con bạn. Nếu bạn đã chuyển chỗ ở hợp pháp sau khi ly hôn mà bạn không làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con tại nơi ở mới theo thời hạn quy định ở trên thì bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Bạn nên nhanh chóng làm thủ tục chuyển khẩu cho con để đảm bảo được quyền lợi cho con về mặt giáo dục và y tế. Trẻ em không đăng ký cư trú ít có khả năng nhập học trường công, và trẻ đăng ký tạm trú ít có cơ hội đến trường hơn so với trẻ có đăng ký thường trú. Nhiều trường học ưu tiên cho học sinh có hộ khẩu thường trú.
Nếu làm thủ tục chuyển hộ khẩu thì cần phải có sự đồng ý của chủ hộ. Trường hợp chồng bạn không đồng ý, bạn có thể trình bày với cơ quan công an để họ can thiệp vào giải quyết. Việc bé ở với mẹ nhưng hộ khẩu theo bố ảnh hưởng tới việc quản lý dân cư của các cơ quan có thẩm quyền.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về việc giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016