Đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì có phải về nước đăng ký kết hôn
11:14 19/09/2019
Đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì có phải về nước đăng ký kết hôn. Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước
- Đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì có phải về nước đăng ký kết hôn
- đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì có phải về nước đăng ký kết hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐÃ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI NƯỚC NGOÀI THÌ CÓ PHẢI VỀ NƯỚC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Câu hỏi của bạn:
Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì có phải về Việt Nam đăng ký kết hôn lại nữa không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn: Khoản 5, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn..
Khi kết hôn ở nước ngoài, công dân Việt Nam sẽ được cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài làm các thủ tục và đăng ký kết hôn theo pháp luật tại nước đó. Khi đó, việc kết hôn đã được xác lập và theo quy định của pháp luật thì hai bên đã hình thành quan hệ hôn nhân. Do đó, hai bên không phải về Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn nữa, tuy nhiên sẽ phải làm thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch của công dân Việt Nam để ghi nhận về việc kết hôn này.
-
Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
- Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.
-
Thẩm quyền giải quyết
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. [caption id="attachment_33769" align="aligncenter" width="500"] Đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì có phải về nước đăng ký kết hôn[/caption]
-
Thành phần hồ sơ
- Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn (theo mẫu)
- Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh về nhân thân (Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế) của cả hai bên nam, nữ
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của người có yêu cầu.
-
Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ và chuyển cho người có thẩm quyền.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Bước 3: Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Kết hôn với người nước ngoài mang quốc tịch Úc
- Con của đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016