Xử phạt hành vi ngoại tình theo quy định hiện nay
11:35 15/11/2023
Xử phạt hành vi ngoại tình : Pháp luật Hôn nhân và Gia đình chưa có quy định cụ thể về xử phạt đối với những người có hành vi ngoại tình ...
- Xử phạt hành vi ngoại tình theo quy định hiện nay
- Xử phạt hành vi ngoại tình
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ PHẠT HÀNH VI NGOẠI TÌNH
Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về xử lý hành vi ngoại tình: ngoại tình bị xử lý như thế nào, ngoại tình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, thẩm quyền xử lý hành vi ngoại tình... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Ngoại tình là gì?
Ngoại tình là một trong những khái niệm được nhắc tới rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.Trong hôn nhân, ngoại tình chính là kẻ thù số một dẫn đến sự đổ vỡ. Vậy ngoại tình là gì?
“Ngoại tình là việc người đã có gia đình có quan hệ tình cảm hay quan hệ thể xác với người khác mà không phải là vợ hoặc chồng của mình.”
Ngoại tình là một vấn đề đang bị lên án trong xã hội hiện nay và đặc biệt với một đất nước đặt nặng về những giá trị truyền thống như Việt Nam.
2. Xử phạt hành vi ngoại tình
Về hình thức xử phạt hành vi ngoại tình, khi vi pham chế hộ Hôn nhân và Gia đình 1 vợ 1 chồng có 2 hình thức xử phạt : Xử lý hành chính và xử lý hình sự.
2.1 Xử lý hành chính
Điểm a, b ,c khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định như sau :
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”
Theo điều luật trên, những hành vi đang có gia đình mà kết hôn với người khác, người kết hôn với những người có gia đình, người có gia đình chung sống như vợ chồng với người khác, người chung sống như vợ chồng với người có gia đình sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó, vợ hoặc chồng của người có hành vi trên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn khi cảm thấy không thể chung sống, đời sống chung không thể kéo dài theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Theo Điều 72 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã về thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp có quy định như sau :
“Điều 72. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a, b Khoản 3 Điều 24, các Điều 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a, b Khoản 3 Điều 24, các Điều 25, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;”
Theo quy định trên, cớ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giải quyết vi phạm liên quan đến chế độ Hôn nhân một vợ một chồng là UBND các cấp. Hình thức và mức xử phạt của UBND các cấp đối với vi phạm trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình được quy định tại Điều 66 của nghị định này.
2.2 Xử lý hình sự
Điều 147 BLHS năm 1999 quy định như sau :
“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Với quy định trên, ta thấy rằng mức xử lý hình sự là mức xử lý nặng hơn và là mức xử triệt để hơn khi mức xử lý hành chính không làm thay đổi cục diện của sự việc. Áp dụng quy định trên, khi đã áp dụng mức xử lý hành chính mà đối tượng vẫn vi phạm hoặc hậu quả của việc vi phạm dẫn tới ly hôn thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Khi Tòa án đã hủy việc kết hôn, yêu cầu chấm dứt việc chung sống mà đối tượng vẫn duy trì thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Quy định của pháp luật về xử phạt hành vi ngoại tình liệu có tính hữu dụng?
Xã hội hay bất kì một thành phần nào của xã hội đang tồn tại đều muôn hình vạn trạng và ngoại tình cũng vậy. Ngoại tình là một vấn đề bị lên án ở xã hội hiện nay do vậy hầu hết những người ngoại tình đều nén nút, vụng trộm. Vậy thử hỏi, có bao nhiêu gia đình có vợ hoặc chồng công khai ngoại tình để áp dụng những điều mà pháp luật hiện tại đang quy định hay phải chăng giữa vợ và chồng hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng không thể cứu vãn. Pháp luật chỉ có những quy định xử phạt hành vi ngoại tình như hành vi kết hôn, chung sống với những người đã có gia đình và ngay đến cả quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định rất chung chung về vấn đề vi phạm chế Hôn nhân và Gia đình hay vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như đã nói ở trên, Ngoại tình tồn tại dưới muôn hình vạn trạng nên chính vì vậy những quy định chung chung của pháp luật dường như không có tính hữu dụng. Pháp luật chưa có những quy định xử phạt hành vi ngoại tình cho những hành vi thông dâm, gian dâm ( Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân) hay những hành vi không chung thủy như hẹn hò, nhắn tin gạ gẫm với những người đã có gia đình… Chính những hành động trên là mầm mống phá hoại nền tảng Hôn nhân và gia đình. Thử hỏi Bắt gặp vợ đi nhà nghỉ có ly hôn được không? Bắt được tin nhắn tình cảm có ly hôn được không, có phải ngoại tình không?... tất cả những câu hỏi trên pháp luật đều không có những định hướng giải quyết hay giải thích cụ thể mà câu trả lời sẽ là do từng người, từng cá nhân nhận thức. Bắt gặp vợ đi nhà nghỉ có ly hôn được hay không? Câu trả lời là có thể ly hôn. Nhưng vợ làm gì trong nhà nghỉ? Làm điều đó với ai? Có bằng chứng gì không? … Bắt được tin nhắn tình cảm có được ly hôn hay không, có phải ngoại tình không? Câu trả lời có có thể ly hôn. Nhưng có thể là sự trêu đùa? Ngoại tình định nghĩa ở đâu?...Tất cả những trường hợp trên, việc ly hôn chỉ là ly hôn khi không còn sự tin tưởng trong hôn nhân mà pháp luật không có những quy định cụ thể nào, cũng không có Tòa án nào giải quyết những thắc mắc câu hỏi nêu trên. Quyết định ly hôn trong những trường hợp này đều có một nhận định “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, không đạt được mục đích của hôn nhân.”
Qua đây ta thấy rằng, pháp luật Hôn nhân và Gia đình nên cần có thêm những bổ sung và sửa đổi cần thiết để pháp luật thực sự hữu ích; bảo vệ chế độ Hôn nhân Gia đình và quan trọng hơn là những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Tin nhắn được coi là bằng chứng ngoại tình không
- Tư vấn tình cảm khi vợ ngoại tình
- Kiện chồng ngoại tình khi chỉ có tin nhắn có được không
- Đảng viên ngoại tình bị xử lý như thế nào
Liên hệ Luật sư tư vấn về xử phạt hành vi ngoại tình:
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về xử phạt hành vi ngoại tình. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về xử phạt hành vi ngoại tình qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về xử phạt hành vi ngoại tình tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016