• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục thay đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha phải có sự đồng ý của cha mẹ theo quy định tại khoản 1 điều 7 Nghị định 123/2015 NĐ-CP

  • Thủ tục thay đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha
  • Thủ tục thay đổi họ cho con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC THAY ĐỔI HỌ CHO CON TỪ HỌ MẸ SANG HỌ CHA

Câu hỏi của bạn:

     Xin kính chào Quý luật sư!

    Tôi tên P. K. T. Hiện đang thường trú tại AG

    Tôi xin nhờ quý luật sư tư vấn về vấn đề sau:

     Vào năm 2013 tôi cưới vợ nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2015 vợ tôi sinh một con trai. Do lúc đó tôi đang bận làm ăn xa,vợ tôi đến UBND xã để khai sinh cho con tôi mà không có tên cha trong khai sinh, con mang họ mẹ, lý do vợ chồng tôi chưa có giấy đăng ký kết hôn. Đến nay chúng tôi có nhu cầu muốn làm thủ tục thay đổi họ cho con tôi theo họ cha và điền tên cha vào giấy khai sinh.

     Xin hỏi khi làm thủ tục nhận con tôi có phải xác minh ADN của tôi và con tôi để chứng minh hay không. Vì tôi nghe nói thủ tục xác minh ADN tốn chi phí khá cao, mà hiện tại kinh tế gia đình tôi đang gặp khó khăn.

     Kính mong quý luật sư giúp tôi giải đáp mắc thắc trên. Xin nhận của tôi lời cảm ơn chân thành!

     Xin trân trọng kính chào!

Câu trả lời  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn thủ tục thay đổi họ cho con

1. Có bắt buộc phải giám định ADN để xác định cha con

     Xác nhận cha, mẹ, con là việc xác nhận mối quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và con. Quan hệ cha, mẹ, con vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Việc xác lập quan hệ cha mẹ con được pháp luật và cộng đồng thừa nhận là cơ sở để thực hiện tốt những  quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và con, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha, mẹ và con, về thừa kế tài sản.

     Theo quy định tại điều 11 Thông tư 15/2015 TT-BTP hướng dẫn luật Hộ tịch quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con bao gồm:

“Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”

     Như vậy, theo quy định trên thì bạn không nhất thiết phải làm giám định ADN để xác định cha con. Thay vào đó, bạn có thể cung cấp các chứng cứ khác như: thư từ, tin nhắn, hoặc vật dụng khác chứng minh được mối quan hệ cha con, văn bản cam đoan của cha mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người và phải có ít nhất hai người thân thích của cha và mẹ đứa bé làm chứng.

     Giải pháp thứ hai: hai bạn có thể đăng ký kết hôn. Sau đó sẽ làm thủ tục cải chính, bổ sung hộ tịch. Theo quy định tại  khoản 2 điều 13 Thông tư 15/2015 TT-BTP có hướng dẫn như sau: Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. [caption id="attachment_45531" align="aligncenter" width="442"]Thủ tục thay đổi họ cho con Thủ tục thay đổi họ cho con[/caption]

2. Thủ tục thay đổi họ cho con

a. Các trường hợp được thay đổi họ cho con

      Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

     Điều 27 BLDS 2015 quy định về quyền thay đổi họ của cá nhân như sau:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”

     Như vậy, theo quy định trên thì hai vợ chồng bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục thay đổi họ của con. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai.

b. Thủ tục thay đổi họ cho con

     Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về thủ tục thay đổi họ cho con. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178