Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn theo luật mới
17:39 04/10/2017
Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn theo luật mới
- Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN THĂM NOM CON SAU KHI LY HÔN
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư!
Hiện tôi đang chuẩn bị ly hôn nhưng có vào vấn đề không rõ, mong phía luật sư hỗ trợ giúp những thắc mắc:
- Địa điểm để thực hiện việc ly hôn trường hợp chồng và vợ ở khác huyện. Vì khi kết hôn chúng tôi đăng ký ở quê chồng. Thế bây giờ có thể làm đơn ly hôn trên địa bàn huyện của tôi được không? Và nếu chồng tôi đang làm việc ở thành phố khác thì có nhất thiết phải về không?
- Hiện tại chúng tôi có chung 1 người con 6 tháng tuổi. Quyền nuôi dưỡng sẽ thuộc về mẹ nhưng quy quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn theo luật là như thế nào?
- Chúng tôi đã thỏa thuận về tài sản nhưng trường hợp chồng tôi yêu cầu gửi tiền vào tài khoản trước để anh ta ký đơn gửi về thì tôi nên làm thế nào?
- Về thời gian để giải quyết ly hôn sẽ kéo dài bao lâu khi 2 bên đều thuận tình mong giải quyết sớm?
Những thắc mắc trên kính mong phía luật sư tư vấn để tôi được rõ.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì hai vợ chồng bạn đều tự nguyện ly hôn, vấn đề về tài sản và con hai bạn cũng đã thỏa thuận và thống nhất được với nhau cách giải quyết. Do đó, bạn nên làm thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để tiết kiệm được thời gian và chi phí.
1. Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn ở đâu?
Điểm h khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:
“h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Điều 12 Luật cư trú giải thích về nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, đối chiếu các quy định trên thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND nơi bạn hoặc chồng bạn cư trú.
Trường hợp nếu bạn nộp đơn tại nơi tạm trú thì hồ sơ ly hôn của bạn phải nộp kèm theo giấy tờ chứng minh.
Vấn đề chồng bạn đang làm việc ở thành phố khác, không thể sắp xếp được thời gian và công việc thì có thể viết đơn đề nghị vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự tại Tòa án (theo quy định tại điều 367 BLTTDS 2015). [caption id="attachment_54858" align="aligncenter" width="393"] Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn[/caption]
2. Quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn theo luật mới
Khoản 3 điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện nay không quy định cụ thể về quyền thăm nom con sau ly hôn, như: về số lần thăm non con trong một ngày, việc đưa đón con đi chơi có phải được sự đồng ý của người trực tiếp nuôi con hay không?, …
Pháp luật Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Do đó, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ trong những gia đình khuyết bố hoặc mẹ pháp luật đã đưa ra những quy định rất nhân văn nhằm hướng đến phát triển con người và bạn không có quyền ngăn cấm người cha thực hiện hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, bù đắp tình cảm… cho con của mình trừ trường hợp chồng bạn lamg dụng việc thăm non con để cản trở và gây ảnh hưởng tới bạn.
3. Việc phân chia tài sản khi ly hôn
Phân chia tài sản khi ly hôn luôn là vấn đề khó giải quyết nhất trong quá trình ly hôn. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên và tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp, bạn nên lập một văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực của UBND xã phường nơi cư trú.
Về nguyên tắc, hai bạn phải ký tên trước mặt công chứng viên/ cán bộ tư pháp thì văn bản đó mới có giá trị pháp lý.
Khi giao tiền bạn nên nhờ công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp xác nhận sự kiện vào nội dung văn bản thỏa thuận. Trường hợp, bạn chưa có đủ tiền để giao cho chồng bạn thì bạn có thể chuyển khoản qua ngân hàng và ghi rõ nội dung giao dịch để sau này khi cần thiết bạn có thể sao kê ngân hàng để làm căn cứ chứng minh.
4. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình
Thời gian khoảng 2-3 tháng, việc giải quyết ly hôn nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Hồ sơ của vợ chồng bạn khi nộp cho Tòa án có đầy đủ và hợp lệ không?
+ Khi nhân được giấy triệu tập của Tòa, hai bên có mặt tại phiên họp không? Trường hợp vắng mặt phải có giấy đề nghị vắng mặt.
+ Khi lên Tòa hai bên có thống nhất ý kiến ban đầu không hay lại có sự thay đổi.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016