Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn
10:15 17/09/2019
Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn: Khi ly hôn, tài sản chung của vợ và chồng sẽ dùng để trả những khoản nợ của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân ...
- Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn
- trả nợ sau khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn
Câu hỏi của khách hàng:Em chào luật sư , luật sư có thể tư vấn cho em được không ạ , chuyện là như thế này : Chị gái em lấy chồng tính đến thời điểm này là 17 năm có hai con 1 trai năm nay 13 tuổi 1 gái 17 tuổi , ngày về làm dâu gia đình nhà chồng vẫn nhà vách đất nghèo khó ruộng không có , rùi lấy chị em về làm ăn chăm nom nhà cửa cũng sửa sang đàng hoàng rùi mua được mấy công ruộng , còn về phần chồng chị ấy thì làm bao nhiêu thì toàn là trả nợ vì chơi lô đề bóng đá. Hiện tại vợ chồng chị ấy cũng đã mua đất và làm nhà ở trên bình dương tiền mua đất làm nhà chị ấy bán ruộng ở dưới quê lúc trước chị mua và là tiền mẹ đẻ , rồii em gái , rồi cậu , rồi em gì nhà em cho vay mượn rồi vay cả ngân hàng nữa, hiện tại vẫn đang nợ tiền ngân hàng và mẹ , cậu và em nhà gì em nữa chứ phía nhà chồng bố mẹ chồng cũng không cho gì , lấy nhau 17 năm thì phải mất hơn chục năm chồng chị ấy phá phách lô đề năm nào cũng lòi ra nợ người ta mấy chục có khi mấy trăm chuyện anh ấy chơi lô đề bố mẹ và rồi bạn bè em gái nói chung mọi người biết rồi trước mặt bố mẹ đẻ của ông ấy rồi mẹ đẻ của chị em a ấy xin lỗi và hứa sẽ chịu khó làm ăn nếu tái phạm thì tùy do chị em quyết định không í kiến gì , rùi năm nay đợt tết bùng ra 1 vụ chị em. Làm ầm lên thì bố mẹ chồng lên tiếng là xin lỗi thay và cho cơ hội cuối nữa rùi bẵm đi vài tháng mới gần đây lại bị người ta đòi tiền thì bố chồng ở dưới quê đã cắm sổ nhà dưới ấy để trả nợ cho ông ấy , hai đứa con từ lúc nhỏ xíu đến giờ tiền học rùi học thêm hàng tháng và nợ ngân hàng cũng chỉ có mình chị em vun vén còn ông ấy cũng không bao giờ dạy bảo các con và ngó ngàng đến chuyện học hành của các con mà tiền lương ông làm chỉ chơi lô đề và trả nợ cho họ chị em đã không chịu nổi lên lần này cương quyết đòi ly hôn mà ông ấy không chịu kí lại còn hăm dọa nếu ly hôn ông ấy sẽ cho cả nhà em biết tay và đến lượt chị em tức là vợ ông ấy ông sẽ cho người xử , thưa luật sư như vậy mình có ly hôn được không và tài sản cái nhà đó ông có lấy và chiếm đoạt được không và nếu không chiếm được thì tài sản chia đôi vợ chồng hay là chia làm 4 cả con cái nữa và số tiền nợ thì phải như thế nào (trả nợ sau khi ly hôn) , rồi con cái sẽ tự quyết định hay là ông ấy ép nó theo ông ấy em mong luật sư có thể tư vấn giúp em và gia đình em nhất là chị em hiện tại rất khổ tâm em xin chân thành cám ơn luật sư ạ.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau :
Căn cứ pháp lý :
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Bộ Luật Dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn : Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
-
Ly hôn đơn phương và thủ tục kèm theo
Khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 56 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn và Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Theo pháp luật, vợ và chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi không đạt được mục đích hôn nhân hoặc những lý do khác. Theo đó trong trường hợp này, chị của bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương khi tình trạng hôn nhân rơi vào trạng thái trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt.
Về thủ tục ly hôn đơn phương, cụ thể như sau :
- Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân quận Quận/Huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng.
- Hồ sơ bao gồm :
+ Đơn xin ly hôn.
+ Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
+ Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.
+ Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản nếu có tranh chấp tài sản. ( Trong trường của bạn những giấy tờ này nên chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết để phục vụ cho việc giải quyết quyền và nghĩa vụ liên đới về tài sản với người thứ ba)
- Nộp án phí dân sự tại Chi cục thi hành án Quận/Huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nếu hồ sơ được tòa án thụ lý.
- Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
- Thời hạn xét xử của Tòa án là từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
-
Phân chia tài sản chung khi giải quyết ly hôn
Theo quy định của pháp luật, Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau :
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Theo đó, vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với tài sản chung dù là người có thu nhập hoặc lao động trong gia đình cùng với đó tài sản chung là những tài sản đứng tên của vợ và chồng không bao gồm tài sản riêng và những tài sản phát sinh trong thời gian hôn nhân. Do đó, những tài sản bây giờ của chị bạn nếu không có những giấy tờ chứng minh là tài sản riêng thì vẫn được coi là tài sản chung của vợ và chồng. Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 56 , khi giải quyết ly hôn tại tòa án, chị của bạn có thể đưa ra những căn cứ để đem về lợi ích hợp pháp cho bản thân như Ai là người đóng góp nhiều hơn? Ai là người chăm lo cho gia đình? Lỗi của chồng trong thời kì hôn nhân ?...Những tài sản là bất động sản hoặc hiện vật sẽ được quy đổi thành giá trị để chia tài sản và tài sản riêng của chị bạn sẽ không liên quan gì đến việc phân chia tài sản này.
Tài sản chung của vợ chồng chỉ chia cho vợ và chồng mà không liên quan gì tới con cái và đáp ứng nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn. [caption id="attachment_32830" align="aligncenter" width="400"] Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn[/caption]
-
Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn
Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau :
“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”
Theo đó, trong trường hợp ly hôn thì quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực ( ở đây là nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn) trừ trường hợp vợ chồng và người thứ 3 có thỏa thuận khác hay cụ thể hơn ở trường hợp này vợ và chồng đều có nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn.
Cùng với đó Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về Nghĩa vụ tài sản chung của vợ và chồng như sau:
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Với điều luật trên, những khoản nợ của chị của bạn và chồng sẽ dùng tài sản chung để giải quyết quyền và nghĩa vụ liên đới mà ở đây là nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn.
a) Đối với khoản nợ của chồng (Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn của vợ)
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì vợ và chồng có trách nhiệm thực hiện Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn tại Quy định tại Điều 37. Trong trường hợp này, chị của bạn có thể đưa ra quan điểm khi khoản vay của anh chồng chị bạn không biết về những khoản vay đó và những khoản vay đó không nhằm tới những mục đích mà Điều 37 quy định như nhu cầu thiết yếu của gia đình, bồi thường do con gây hại… mà anh dùng để lô đề, cờ bạc. Do đó, chị của bạn sẽ không có nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn với những khoản nợ của chồng hay nói cách khác chị của bạn sẽ không có trách nhiệm trả những khoản nợ đó.
b) Đối với khoản nợ của vợ (Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn của chồng)
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì vợ và chồng có trách nhiệm liên đới tới những quyền và nghĩa vụ được Quy định tại Điều 37. Trong trường hợp này, những khoản nợ của chị bạn là những khoản chi phí dùng để xây nhà hay kinh doanh nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Do đó , chồng của chị bạn phải có nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn những khoản nợ của chị bạn hay cụ thể hơn là dùng phần tài sản của mình trong tài sản chung để chi trả.
-
Quyền nuôi con và Quyền được bảo vệ
Theo quy định của pháp luật, về việc nuôi con thì có thể do hai bên thỏa thuận hoặc Tòa án sẽ giải quyết. Khi Tòa án giải quyết thì sẽ căn cứ vào quyền lợi và lợi ích của các con và sẽ xem xét nguyện vọng của các con khi các con trên 7 tuổi. Cùng với đó, sẽ có những khoản chu cấp cho các con theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chị của bạn có thể sử dụng hai quyền đó là Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể khi bị chồng đe dọa.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau :
- Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định của pháp luật
- Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm và uy tín
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về vấn đề Nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016