Ly thân về nhà ngoại sống vi phạm pháp luật không?
18:45 19/09/2019
Ly thân về nhà ngoại sống vi phạm pháp luật không? Trường hợp không ly hôn được mà em về bên nhà ngoại sinh em bé và sống có bị pháp luật can thiệp và bị
- Ly thân về nhà ngoại sống vi phạm pháp luật không?
- ly thân về nhà ngoại sống vi phạm pháp luật không
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LY THÂN VỀ NHÀ NGOẠI SỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Em muốn nhờ tư vấn cho em: Ly thân về nhà ngoại sống vi phạm pháp luật không?
Từ ngày mâu thuẫn đến giờ cũng là gần 4 tháng chồng em không gọi điện không nhắn tin, không hỏi thăm, chặn các ứng dụng zalo và facebook. Nếu ra tòa án mà chồng em không nhận lỗi và đồng ý ly hôn, sẽ nói với tòa án là sửa sai, vẫn quan tâm vợ con, .... thì em phải làm thế nào để được quyền lợi mau chóng được ly hôn. Trường hợp không ly hôn được mà em về bên nhà ngoại sinh em bé và sống bên đó có bị pháp luật can thiệp và có bị coi là vi phạm pháp luật không? Em gửi đơn lên tòa án tính đến nay là 20 ngày mà chưa thấy phản ứng của Tòa án. Em rất lo lắng.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật Tố tụng dân sự 2015
Nội dung tư vấn
-
Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật
a. Căn cứ thuận tình ly hôn.
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Theo quy định trên thì nếu tại phiên hòa giải chồng bạn không đồng ý ly hôn thì tòa sẽ ra quyết định không công nhận thuận tình ly hôn cho hai bạn. Khi đó nếu vẫn muốn ly hôn thì bạn cần làm đơn xin đơn phương ly hôn gửi ra tòa để được giải quyết. [caption id="attachment_32486" align="aligncenter" width="547"] Ly thân về nhà ngoại sống vi phạm pháp luật không?[/caption]
b. Căn cứ ly hôn đơn phương
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Nếu yêu cầu giải quyết ly hôn của bạn phù hợp với các điều kiện nêu trên thì việc chồng bạn không đồng ý ly hôn, nhận sai hay không cũng không ảnh hưởng tới quyết định ly hôn của Tòa án.
2. Ly thân về nhà ngoại sống vi phạm pháp luật không?
Điều 23, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Điều 20, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định: “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.”
Theo đó, bạn có quyền lựa chọn nơi ở cho bản thân mình hoặc cho cả hai vợ chồng mà không có pháp luật nào can thiệp. Đây là quyền bất khả xâm phạm của công dân Việt Nam. Do vậy bạn hoàn toàn có thể về nhà ngoại sinh sống và đẻ con mà không vi phạm pháp luật và không ai có quyền cản trở.
3. Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương
Theo quy định tại điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn là 4 tháng, tuy nhiên nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng.” Trên thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án. Cụ thể:
Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định Điều 191 và Điều 195 BLTTDS 2015.
Nếu bạn đã nộp đơn lên Tòa án được 20 ngày mà vẫn chưa nhận được câu trả lời hay yêu cầu gì từ Tòa thì chị có thể lên Tòa án nơi chị nộp hồ sơ để gặp cán bộ tiếp nhận hồ sơ của mình để hỏi lý do hoặc kiểm tra lại xem hồ sơ của mình có thiếu xót hoặc gặp vấn đề gì không.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016