Ly hôn giả tạo để trốn nợ có vi phạm pháp luật hay không?
08:56 08/09/2017
Có nhiều trường hợp ly hôn giả để trốn tránh nghĩa vụ tài sản. Vậy, việc ly hôn giả tạo để trốn nợ có vi phạm pháp luật hay không, hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này bạn nhé
- Ly hôn giả tạo để trốn nợ có vi phạm pháp luật hay không?
- Ly hôn giả tạo để trốn nợ
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LY HÔN GIẢ TẠO ĐỂ TRỐN NỢ CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT HAY KHÔNG?
Câu hỏi của bạn:
Chào Luật sư
Tôi có mở một công ty về xuất nhập khẩu, nhưng bị phá sản và hiện tại đang nợ nần chồng chất. Liệu tôi có thể làm thủ tục ly hôn giả với vợ tôi để chuyển toàn bộ tài sản cho cô ấy. Sau khi giải quyết xong, chúng tôi lại kết hôn. Như vậy có được không?
Xin Luật sư tư vấn.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị định số 82/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn về ly hôn giả tạo để trốn nợ
1. Về ly hôn giả tạo
Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Điểm a Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn thì: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;…”
Có nghĩa là ly hôn giả tạo là một trong các trường hợp bị pháp luật cấm. Trong trường hợp của bạn, mục đích mà bạn ly hôn là để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay còn gọi là hành vi ly hôn giả tạo để trốn nợ và nó là một hành vi trái pháp luật. Đây là hành vi bị pháp luật cấm và bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật khi bạn thực hiện hành vi trên.
2. Xử phạt hành chính về ly hôn giả tạo để trốn nợ
Theo Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020 về vi phạm quy định kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, cụ thể:
"2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân."
Như vậy, trường hợp bạn mà thực hiện việc ly hôn giả tạo để trốn nợ thì có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi có đủ căn cứ chứng minh rằng đó là ly hôn giả tạo. Về việc chứng minh ly hôn của hai người có phải là ly hôn giả tạo hay không, Tòa án sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như thái độ sau khi ly hôn của hai bên như thế nào, tình cảm hai bên có bị rạn nứt theo lẽ ly hôn phải như vậy hay không,...và có thể bằng một cách nào đó mà Tòa sẽ chứng minh được nếu thực sự đó là ly hôn giả tạo và Tòa sẽ không thụ lý đơn ly hôn đó.
Ta thấy rằng ly hôn giả nhưng hậu quả lại là thật, thủ thuật hôn nhân này là “con dao hai lưỡi”. Dù là ly hôn giả nhưng nếu đã được Toà án chấp nhận thì hậu quả pháp lý của việc ly hôn cũng giống như ly hôn thật, tức là sẽ chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Pháp luật sẽ không thể bảo vệ quyền làm chồng hay làm vợ của những người đã ly hôn, bất kể nội tình sự việc là giả hay thật. Do đó, các vợ chồng không nên vì những toan tính thực dụng mà quyết định ly hôn giả để rồi đánh mất tất cả. Vì vậy trong trường hợp của bạn, bạn cần có cái nhìn toàn diện hơn, bạn phải biết nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn và bạn cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tức là không được ly hôn giả tạo để trốn nợ.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016