Ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi hai con
11:11 16/09/2019
Ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi hai con : Theo pháp luật, về việc nuôi dưỡng chăm sóc hai con sau khi ly hôn do hai vợ chồng thỏa thuận ...
- Ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi hai con
- giành quyền nuôi hai con
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi hai con
Câu hỏi của khách hàng:
Dear Luật Toàn Quốc.
Mình cần tư vấn dịch vụ ly hôn, hiện 2 vợ chồng đang sống và làm việc ở Thành Phố QN (Sổ hộ khẩu Q. Đống Đa - HN, có sổ tạm trú tại P. TP - TP QN). Vậy mình có thể làm thủ tục ly hôn ở QN không hay bắt buộc phải ngoài HN.
Hiện 2 vợ chồng đang tranh chấp quyền nuôi con: con gái nhỏ 10 tháng, con trai 5 tuổi. Chồng mình dành quyền nuôi cả 2 đứa, nhưng hắn không tự nuôi mà sẽ gửi về cho ông bà nội ngoài Hà Nội để nuôi , cố tình gây sức ép với mình. Trong trường hợp này mình có thể làm những gì để giành quyền nuôi hai con (mình có bằng chứng chứng minh hắn đi suốt ngày, không có thời gian chăm con), hoặc ít nhất dành quyền nuôi bé nhỏ.
Mình có thể lấy được chữ kí vào đơn thuận tình ly hôn, Công ty cho mình xin mẫu đơn (QN hoặc Q. ĐỐng Đa),
Về kinh tế, hắn mạnh hơn mình. Mình hiện làm ở Nhà máy, lương tháng trung bình 10tr/ tháng (tính cả lương, thưởng), ngoài ra có kinh doanh lặt vặt thêm ở ngoài. Kinh tế ông bà ngoại khá vững, có đủ điều kiện nuôi cả 2 con, nhưng hắn hiện đang là Trưởng phòng 1 công ty, kinh tế vững hơn, liệu có khả năng hắn tìm cách gì đó để truất quyền nuôi con của mình! về tài sản chung chỉ có 1 ngôi nhà hiện đang sống ở thành phố QN, tài sản này hắn không có ý định tranh chấp với mình!
Mình có bằng chứng hắn ngoại tình nhiều lần từ năm 2014 đến đầu năm 2017, với nhiều người, không phải 1 người cụ thể! Hắn xin tha lỗi và thử thách, muốn quay về nhưng mình không muốn vì không còn niềm tin, hắn đã lừa dối mình quá nhiều lần, đây là lần thứ 2 mình đề cập vấn đề ly hôn! Lần trước hắn hứa sẽ thay đổi nhưng kết cục vẫn cặp bồ và ngoại tình.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau :
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Bộ Luật Dân sự năm 2015
- Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
- Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013
Nội dung tư vấn: Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
-
Thẩm quyền ly hôn tại nơi cư trú và làm việc
Theo Điều 12 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định về Nơi cư trú của công dân như sau :
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”
Theo pháp luật thì nơi làm việc của bạn và chồng là Thành Phố QN được coi là nơi cư trú.
Cùng với đó, theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS năm 2015 về Thẩm quyền của Tóa án nhân dân cấp huyện và Điểm h Khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015 về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy đinh như sau :
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Qua đây, theo những quy định trên, Tòa án cấp Quận/Huyện nơi bạn và chồng bạn cư trú đều có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Do đó bạn có thể làm thủ tục tại Thành phố QN mà không cần phải về HN để giải quyết ly hôn. Và trong trường hợp của bạn do chỉ có tài sản chung là ngôi nhà mà chồng lại không có ý định tranh chấp nên chuyện giải quyết sẽ đơn giản hơn và quan trọng hơn là vấn đề giành quyền nuôi hai con. [caption id="attachment_33167" align="aligncenter" width="500"] Ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi hai con[/caption]
-
Giành quyền nuôi hai con
Pháp luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 , Điều 81 quy định như sau :
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên áp dụng vào trường hợp của bạn, việc nuôi con bạn và chồng có thể đưa ra những thỏa thuận tuy nhiên với những việc đã xảy ra thì chuyện thỏa thuận giữa bạn và chồng sẽ rất là khó xảy ra khi anh ta đang dùng hai con để níu kéo và gây sức ép với bạn. Tuy nhiên để giành quyền nuôi hai con mà cả hai bên đều muốn nuôi con khá khó khăn. Theo khoản 3 Điều luật này, thì con gái nhỏ 10 tháng tuổi (dưới 36 tháng) sẽ được giao trực tiếp cho bạn nuôi. Còn với trường hợp của bé trai 5 tuổi nếu cha mẹ không tự thỏa thuận được Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để quyết định tuy nhiên vì bé chưa đủ 7 tuổi nên Tòa án sẽ không xét theo nguyện vọng của bé. Bạn có thể đưa ra những chứng cứ để hỗ trợ việc giành quyền nuôi hai con như : chồng nhiều lần ngoại tình, không dành thời gian chăm lo cho con cái, không trực tiếp chăm lo cho con, có ý định gây khó dễ tạo áp lực cho bạn dựa vào các con,… Ngoài ra bạn có thể đưa ra những căn cứ chứng minh được bản thân mình có thể nuôi dưỡng, chăm lo cho các con để giúp cho việc giành quyền nuôi hai con như : dành tình cảm yêu thương các con, đủ điều kiện chăm lo nuôi dạy hai con, chứng minh tài chính của bạn … Qua những thông tin bạn đưa ra, Tòa án sẽ căn cứ cùng quyền lợi lợi ích hợp pháp của hai con Tòa án sẽ quyết định về quyền nuôi con. Ngoài ra Tòa án sẽ quy định luôn về trợ cấp của các bên dành cho bên còn lại đến khi con trưởng thành.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn về vấn đề Ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi hai con sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016