Lựa chọn nào tốt cho con cái sau khi ly hôn?
09:52 11/09/2019
Lựa chọn nào tốt cho con cái sau khi ly hôn? Tôi nhìn nhận tính cách của chồng có tính ỷ lại, chi ly, toan tính thiệt hơn về tiền bạc, mâu thuẫn giữa 2 vợ
- Lựa chọn nào tốt cho con cái sau khi ly hôn?
- lựa chọn nào tốt cho con cái sau khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI SAU KHI LY HÔN (tiếp)
Câu hỏi của bạn:
Tôi nhìn nhận tính cách của chồng có tính ỷ lại, chi ly, toan tính thiệt hơn về tiền bạc, mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng và thông gia không thể hòa giải, chồng không có trách nhiệm với vợ con, nhà chồng cứ hễ giận giữ là chửi bới, xúc phạm, thậm chí chồng đã xuất hiện việc đánh đập rồi đuổi tôi đi, chồng không hề tôn trọng tôi, 2 con tôi sống trong 1 môi trường gia đình như vậy sẽ bị ảnh hưởng xấu và không phát triển tốt được nên tôi quyết định ly hôn. Đây là điều tôi không mong muốn nhưng “lực bất tòng tâm” thì ly hôn cũng là cách để tôi giải thoát. Nhưng khi ly hôn tôi vấp phải khó khăn:
Nếu tôi thuê nhà để 3 mẹ con sống cùng nhau khi đó 3 mẹ con tôi không còn sống cùng ông bà ngoại thì cả gia đình nhà chồng mới qua lại có trách nhiệm với 2 đứa trẻ, nhưng phía nhà chồng với tính cách thực dụng trọng vật chất, chi ly, hẹp hòi, chắc chắn họ không bao giờ hỗ trợ tài chính để tôi thuê nhà và người thuê giúp việc để đỡ đần tôi,việc tôi 1 thân 1 mình với 2 đứa con nhỏ ở nhà thuê thì mọi gánh nặng lại dồn vào tôi, về lâu dài tôi không đủ sức để lo cho con vì điều kiện về thời gian, sức khỏe và tài chính đều không cho phép tôi đáp ứng đủ khả năng để nuôi 2 con.
Nếu sau ly hôn 1 bé theo bố, 1 bé theo mẹ thì mẹ con tôi sẽ trở về ở cùng ông bà ngoại, việc đó đồng nghĩa bé theo mẹ sẽ là mất mát thiệt thòi vì nhà chồng tôi có mối thù với thông gia nên nếu mẹ con tôi ở nhà ông bà ngoại thì phía nhà chồng tôi sẵn sàng bỏ rơi con cháu họ, họ sẽ rũ bỏ trách nhiệm với đứa bé theo mẹ, chỉ còn có tôi vì thương 2 đứa con nên tôi chủ động mang bé theo tôi đến gặp bé theo bố để 3 mẹ con tôi đoàn tụ, giữ được tình cảm mẹ con, giữ được tình cảm chị em giữa 2 đứa trẻ, và bé theo tôi cũng thường xuyên được gặp bố, nhưng như vậy chồng tôi càng cay cú hận thù vì anh ta cho rằng tôi kiếm cớ lấy con để quấy nhiễu cuộc sống mới của anh ta, bản thân tôi cũng rất khó chịu và ức chế với thái độ của anh ta như vậy với tôi, tôi lại sợ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển nhân cách của 2 con.
Nếu tôi để cả 2 con theo bố thì con sẽ có con nhận được tình yêu thương và trách nhiệm của bố và cả gia đình bên nội, nhưng 2 con gái thiếu sự quan tâm chăm sóc của mẹ thường xuyên, lại thiếu thốn tình cảm của mẹ, thiệt thòi và mất mát nhiều nhất là 2 đứa trẻ, còn tôi là mẹ tôi như thế tôi sẽ là người tổn thương, đau khổ khi phải xa 2 con.
Hiện tại tôi đang sống 1 mình với bố mẹ đẻ, tôi để 2 con để nhà chồng chăm sóc. Xa con tôi thấy thương nhớ và xót xa 2 con, nhưng tôi đành như vậy 1 thời gian ngắn, vì tôi quá mệt mỏi, gầy yếu sau tất cả những việc không hay xảy ra, tôi muốn có thời gian nghỉ ngơi chăm sóc bản thân, sốc lại tinh thần và sức khỏe, đồng thời lên kế hoạch cho cuộc sống của 3 mẹ con sau này. Tôi vẫn chưa biết phải bắt đầu bước tiếp như thế nào?
Tôi mong sớm nhận được hồi âm tư vấn và chia sẻ của chuyên gia. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chúc chuyên gia luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn: Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như chúng tôi đã tư vấn cho bạn từ bài trước, khi ly hôn trách nhiệm của cha mẹ với con cái là vẫn tiếp tục mà không hề gián đoạn. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình về 3 tình huống mà bạn trình bày như sau:
Trường hợp 1, bạn nuôi cả 2 bé. Không có ai có quyền ngăn cản bạn sống với ai, sống ở đâu và làm gì. Trách nhiệm nghĩa vụ làm cha của chồng bạn vẫn được duy trì theo quy định pháp luật. Phía ông bà nội trên mặt pháp luật thì không quy định ràng buộc cấp dưỡng cho con bạn khi vẫn còn người cấp dưỡng theo pháp luật quy định – tức là chồng bạn. Nhưng như bạn nói gia đình chồng đã ra điều kiện cho bạn, không sống cùng ông bà ngoại mới có trách nhiệm với con, với cháu, đây là một điều kiện thực sự rất vô lý. Con của bạn là cháu của họ nhưng cũng là cháu của bố mẹ bạn, với việc thực hiện theo yêu cầu đó bạn đã vô tình cắt đi mối quan hệ giữa cháu với ông bà ngoại. Nếu là một người biết thương con, thương cháu thì sẽ không bao giờ đòi hỏi như vậy; bạn nên cân nhắc, xem xét nặng nhẹ các bên. Bạn lo lắng không đủ điều kiện chăm sóc 2 cháu thì bạn có thể yêu cầu bên chồng mình cấp dưỡng, đây là chính nghĩa vụ của cha đối với con cái. Khi ly hôn, bạn yêu cầu Tòa án ghi nhận việc mình nuôi 2 con và yêu cầuTòa quy định mức cấp dưỡng cụ thể để chồng mình thực hiện. [caption id="attachment_31087" align="aligncenter" width="338"] Lựa chọn nào tốt cho con cái sau khi ly hôn?[/caption]
Trường hợp 2, mỗi bên nuôi 1 bé. Đây là phương pháp thỏa thuận thông thường của các gia đình khi ly hôn, để cho công bằng 2 bên cha mẹ thì Tòa án cũng thường đưa ra các quyết định như vậy. Như bạn nói, bạn rất muốn tình cảm giữa 2 con được phát triển và tình cảm mẹ con được duy trì nhưng chồng bạn lại cảm thấy không thoải mái, có những suy nghĩ không đúng làm bạn khó chịu. Nếu tiếp tục tình trạng như thế, việc ảnh hưởng đến sự phát triển của 2 cháu là có cơ sở. Các cháu đang ở độ tuổi lắng nghe, tiếp thu nên những gì các cháu nhìn thấy, nghe thấy sẽ hoàn toàn tác động đến nhận thức của trẻ. Việc mỗi bên nuôi 1 bé chỉ hiệu quả khi ly hôn 2 bên giữ được mối quan hệ tốt đẹp và cùng đồng lòng nuôi dạy, chăm sóc các bé.
Trường hợp 3, chồng bạn nuôi 2 bé. Bạn đã để chồng bạn nuôi 2 bé và bạn cũng đã cảm nhân được sự thiếu thốn, nhớ nhung con là như nào. Có lẽ chúng tôi sẽ không phải trình bày gì nhiều, vì bạn là một người thương con, bạn hoàn toàn hiểu được bản thân không thể xa con. Chúng tôi biết bạn cũng đã câu trả lời về vấn đề này nhưng chưa đủ can đảm để đối diện cũng như lựa chọn dứt khoát. Các bé có thiếu hụt tình thương từ phía ông bà nội và cha không? Bạn hoàn toàn hiểu được. Ông bà có trách nhiệm với cháu, người cha có trách nhiệm với con cái hay không, không phụ thuộc vào điều kiện. Vì tình thương là không có điều kiện. Liệu bạn có yên tâm giao con cho chồng mình và ông bà nội chăm sóc?
Bạn đã cùng chung sống dưới một mái nhà với chồng mình và bố mẹ chồng một thời gian, chúng tôi tin bạn hiểu được cách sống cũng như tình cảm mà mọi người giành cho các con như nào. Bạn lo lắng con cái thiếu đi tình thương của ông bà nội và người cha bảo thủ nhưng bạn có nghĩ đến việc cháu cũng sẽ thiếu đi tình thương từ ông bà ngoại và mẹ cháu. Lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về bạn. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định đúng đắn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn
- Hôn nhân không hạnh phúc có nên tiếp tục?
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016