Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
09:14 17/07/2017
Giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn. Sau khi xác định tài sản chung, Nếu không thể thỏa thuận phân chia tài sản thì Tòa án phân chia như sau:...
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
- Giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
Câu hỏi của bạn:
Luật sư cho em hỏi: Hiện tại em đang ở HD, nhà em có một anh lấy vợ là giáo viên, anh ấy làm sĩ quan bên quân đội (lương tháng cũng rất cao 15 triệu/1 tháng) vợ anh ấy làm giáo viên nhưng nghiện chơi đề (1 lần chơi toàn 20 triệu), anh ấy không chịu nổi nên đã làm đơn ly hôn, tài sản hiện có là cái nhà 3 tầng và hai đứa con cũng lớn (1 đứa 18 tuổi và 1 đứa 10 tuổi). Hai bên không thống nhất được việc chia tài sản nên nhờ toà phân chia. Khi xét hỏi 2 đứa con có nguyện vọng ở với ai cả hai đứa đều quyết định chọn mẹ, thế nên toà án giải quyết ngôi nhà ấy sẽ không phải chia. Bây giờ chị vợ và các con đang ở và sinh sống trên ngôi nhà đó còn anh kia ra đi khỏi nhà với hai bàn tay trắng mà mặc dù nhà anh này là sĩ quan và rất giàu. Em thắc mắc là tại sao ngôi nhà là tài sản chung mà chồng lại không đuợc chia gì thì họ bảo bây giờ luật mới ra chỉ cần các con chọn về ở hết với bố hoặc mẹ thì tài sản ấy sẽ không được chia vì luật mới họ bảo vệ quyền lợi của trẻ em chứ nếu chia ra con phân phát tiêu tán hết sẽ ảnh hưởng đến con cái. Vậy luật sư cho em hỏi có đúng đó là điều luật mới và toà án HD xử thế đúng hay không? và trong miền Nam cũng xử lý nếu đúng tình huống trên hay là mỗi nơi mỗi khác?
Em xin cảm ơn rất nhiều!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
1. Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
Căn cứ theo khoản 2 điều 59 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Như vậy khi tiến hành phân chia tài sản chung được phân chia theo nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh gia đình và của vợ, con;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trên nguyên tắc thì tài sản chung được chia đôi, tuy nhiên trong một số trường hợp Tòa án xem xét phân chia phụ thuộc các yếu tố liên quan. Đối với trường hợp trên, con chọn ở với người mẹ, hơn nữa căn nhà là nơi ở duy nhất của người vợ cũng như đang là nơi ở cho con. Cho nên Tòa án có thể ưu tiên hơn cho người mẹ là người được giữ căn nhà. Như vậy đảm bảo quyền lợi cho con vào tạo điều kiện tốt nhất cho người con. Còn người cha vì đang hoạt động trong quân đội, có thể có điều kiện tốt hơn để giải quyết vấn đề nơi ở riêng. [caption id="attachment_40791" align="aligncenter" width="400"] Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn[/caption]
Tuy nhiên việc Tòa án tỉnh HD giải đáp cho bạn về giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn rằng: “bây giờ luật mới ra chỉ cần các con chọn về ở hết với bố hoặc mẹ thì tài sản ấy sẽ không được chia vì luật mới họ bảo vệ quyền lợi của trẻ em chứ nếu chia ra con phân phát tiêu tán hết sẽ ảnh hưởng đến con cái” là không đúng với quy định của pháp luật.
Theo khoản 3 điều 59 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”
Đối với tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Theo đó, nếu người vợ được giữ căn nhà thì có nghĩa vụ hoàn trả lại phần chênh lệch cho bên còn lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Pháp luật không quy định các con chọn về ở với ai thì tài sản chung ấy không được chia cho nên việc Tòa án giải thích cho bạn như vậy là không đúng với quy định của pháp luật. Việc bảo vệ quyền lợi cho con chỉ là một trong những yếu tố để giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn.
Tuy nhiên, để xem xét Tòa án tỉnh HD xử lý đúng hay sai cần phải xem xét nhiều yếu tố. Để đưa ra một quyết định, trên nguyên tắc Tòa án phải xem xét đơn, chứng cứ, việc chứng minh của hai bên. Vì không phải người trong cuộc, cũng không nắm rõ được cụ thể tình tiết của vấn đề nên khó đưa ra được đánh giá chính xác. Có thể việc xây dựng duy trì căn nhà công sức chủ yếu là của người vợ; mặc dù vợ đánh đề nhưng cô ấy vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với gia đình,…hoặc giữa vợ chồng có thỏa thuận khác liên quan đến căn nhà… Vì vậy, để xác định phán quyết của Tòa án là đúng hay sai thì cần phải nghiên cứu kỹ vụ việc.
Việc giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các văn bản pháp luật được thống nhất và áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt vùng miền. Với câu hỏi pháp luật các vùng miền có giống nhau hay không? thì câu trả lời là có.
2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
Đối với trường hợp trên, nếu thực sự căn nhà có sự đóng góp công sức của chồng và giữa hai vợ chồng không có thỏa thuận về phân chia tài sản,…thì chồng có thể gửi đơn kháng cáo đến Tòa án xem xét lại việc giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn.
Theo điều 273 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo:
“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.”
Như vậy, nếu không đồng ý với quyết định của Tòa án chồng có thể tiến hành kháng cáo nhưng thời gian kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Nếu quá thời hạn kháng cáo bạn có thể làm thủ tục kháng cáo quá hạn. Tuy nhiên việc chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn là do hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm xem xét.
Đơn kháng cáo cần có nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
+ Tên, địa chỉ của người kháng cáo;
+ Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
+ Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Theo điều 275 quy định về việc kháng cáo quá hạn, cụ thể như sau:
- Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
- Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016