• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình: Hoà giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình do gia đình, dòng họ tiến hành ....

  • Hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình
  • Hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÒA GIẢI MÂU THUẪN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

Câu hỏi của bạn:

      Ông ngoại năm nay 80 mấy tuổi. Giai đoạn tuổi già cần nghỉ ngơi. Thì những đứa con đứa cháu. Ăn chơi đua đòi rùi mắc nợ. Quay về nhà chửi rủa ép ông phải bán nhà chia tiền. Ông ngoại không đồng ý thì về quậy phá. Nhưng nhà thuộc diện nghèo. Nhà nước cho tiền xây. Mới cách đây mấy tháng nhà nước có cho 1 số tiền để sửa làm gác. Vì gác cũ đã sập. Vì thuộc diện nghèo nên không ai có nhà riêng. Ở chung tập thể 1 gia đình. Hiện tại bây giờ những người con người cháu ấy vẫn đang quậy phá. Chửi bới ông. Xin cho con hỏi sự tình nhưng vậy thuộc về luật nào. Xin tư vấn dùm con. Con sợ ông buồn rùi bệnh nữa ông có triệu chứng cao máu. Xin giúp con cứu ông con... con cảm ơn

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007

Nội dung tư vấn:

1. Hành vi chửi bới thành viên trong gia đình

        Điều 2, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

     Như vậy, theo những thông tin mà bạn cung cấp thì những người con, người cháu có hành vi chửi rủa, ép ông phải bán nhà là vi phạm Luật phòng chống bạo lực và gia đình.

Theo điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định:

"Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình."

     Như vậy, việc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình phải tuân theo nguyên tắc sau:

  • Kịp thời, chủ động, kiên trì.
  • Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
  • Khách quan, công minh, có lý, có tình.
  • Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
  • Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
[caption id="attachment_32846" align="aligncenter" width="374"]Hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình Hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình[/caption]

2. Cơ quan, tổ chức hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình

a. Hoà giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình do gia đình, dòng họ tiến hành

     Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

    Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

c. Hoà giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình do cơ quan, tổ chức tiến hành

     Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.

d. Hoà giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành

     Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

     Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

3. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

     Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     Cụ thể điều 51, Nghị định 167/2013 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự; an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa chay; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.”

     Nếu như tình trạng mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình quá căng thẳng trái. Cụ thể con cháu có những hành vi bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của ông thì bạn có thể làm đơn gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178  để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178