Giành quyền nuôi con khi ly hôn vì chồng ham mê cá độ
08:13 29/08/2019
Chồng tôi thường xuyên cá độ thiếu nợ ... Nay tôi muốn đơn phương ly hôn, vậy xin hỏi luật sư tôi có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn được không ạ? ...
- Giành quyền nuôi con khi ly hôn vì chồng ham mê cá độ
- Giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN VÌ CHỒNG HAM MÊ CÁ ĐỘ
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư!
Cho tôi hỏi tôi và chồng kết hôn từ 5-6-2011 đến nay. Trước đây tôi và chồng sống chung với gia đình chồng, chồng tôi thường xuyên cá độ thiếu nợ. Ít thì tôi trả, nhiều quá tôi không có khả năng thì ba chồng tôi trả nhưng chồng tôi vẫn thường xuyên lấy đồ tôi đi cầm trả nợ. Vì con tôi bỏ qua hết (tôi và chồng có 1 con chung 5 tuổi). Nhưng thời gian gần đây tôi và chồng ra ngoài ở riêng, chồng tôi hứa sẽ lo làm ăn không cá độ nữa. Vậy mà chồng tôi vẫn lừa tôi nói cầm vàng lấy tiền kinh doanh cuối cùng chồng tôi chỉ lo trả nợ chứ không lo như tôi tin. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn, vậy xin hỏi luật sư tôi có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn được không ạ?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn
-
Quy định pháp luật về ly hôn đơn phương
a. Điều kiện ly hôn đơn phương
Theo quy định tại điều 3 luật Hôn nhân và gia đình 2014:Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một biên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Trường hợp này nếu bạn muốn ly hôn đơn phương thì bạn phải có căn cứ chứng minh được rằng mâu thuẫn vợ chồng đã lên đến đỉnh điểm, cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài được nữa thì Tòa án cho ly hôn. [caption id="attachment_28280" align="aligncenter" width="440"] Giành quyền nuôi con khi ly hôn[/caption]
b. Hồ sơ ly hôn đơn phương
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu của từng tòa án)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
- CMND hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của các con.
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
c. Nơi nộp hồ sơ:
TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng bạn) đang cư trú, làm việc;
-
Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn đã 5 tuổi thì khi ly hôn hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Nếu hai bạn không thể đi đến thỏa thuận ai sẽ là nuôi con sau ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nếu có tranh giành quyền nuôi con khi ly hôn
Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn, bạn cần chứng minh được rằng mình có đủ điều kiện về kinh tế, vật chất, tinh thần để đảm bảo tốt nhất cho việc học hành, vui chơi của con. Cũng như chứng minh được tình trạng, điều kiện của người bố như bạn đã trình bày không không thể đáp ứng cho con các điều kiện tốt nhất để phục vụ cuộc sống cũng như nhu cầu thiết yếu của con. Con bạn sẽ không có được môi trường sống tốt, không được chăm sóc chu đáo nếu sống bên người bố ham mê cá độ, thường xuyên lâm vào cảnh nợ nần như vậy.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016