• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân...tự ý vào và khám xét chỗ ở hợp pháp của người khác nhằm những mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý

  • Tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định của bộ luật hình sự
  • Tội xâm phạm chỗ ở của công dân
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI XÂM PHẠM CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về tội xâm phạm chỗ ở của công dân hình phạt như thế nào? Có được xin hưởng án treo không?... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Điều luật quy định tội xâm phạm chỗ ở của công dân

     Tội xâm phạm chỗ ở của công dân được bộ luật hình sự quy định tại điều 124 với nội dung cụ thể như sau:

     “Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân

     1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

     a) Có tổ chức;

     b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

     c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

     3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.” Tội xâm phạm chỗ ở của công dân

2. Cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân

2.1 Khách thể của tội phạm

     Tội này xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

     Chỗ ở của công dân có thể là nơi thường trú hoặc tạm trú, cố định hoặc di động. Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể là tòa nhà nhiều tầng nhưng cũng có thể là căn hộ, hoặc chỉ có một phần của căn hộ bao gồm cả diện tích chính và phụ cùng sân, vườn không kể là nhà thuộc hình thức sở hữu nào và do ai quản lí.

2.2 Chủ thể của tội phạm

     Chủ thể của tội này là người đạt độ tuổi do luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội là người đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị xử lý theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 124 bộ luật hình sự.

2.3 Mặt khách quan của tội phạm

     Tội phạm này có 3 dạng hành vi sau:

  • Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: là hành vi vào và khám xét chỗ ở hợp pháp của người khác nhằm những mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý của người này và trái với quy định của pháp luật. Hành vi này có thể được biểu hiện dưới những dạng sau:
    • Hành vi của người không có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác nhưng đã tự tiện vào khám xét chỗ ở của người khác một cách trái pháp luật. Ví dụ: nghi oan cho người hàng xóm đã lấy trộm tài sản là chiếc tivi của nhà mình, người phạm tội đã đe dọa dùng vũ lực đối với chủ nhân ngôi nhà này rồi tự do vào nhà lục lọi, khám xét.
    • Hành vi của người tuy có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở của người khác nhưng đã không tuân thủ các thủ tục mà luật định. Ví dụ: khám chỗ ở mà không có mặt của người chủ nhà hoặc người đã thành niên trong gia đình họ (khoản 2, điều 143 bộ luật tố tụng hình sự quy định về khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm)
  • Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ: Là hành vi buộc người khác phải di dời khỏi chỗ ở của họ mà không phải để cưỡng chế thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án.
  • Hành vi trái pháp luật khác: là hành vi khác ngoài hai hành vi nêu trên, có tính chất tương tự như 2 hành vi này. Ví dụ: lấn, chiếm chỗ ở của người khác bằng cách lợi dụng người chủ nhà đi công tác, hoặc không có mặt ở nhà, người phạm tội đã tự tiện phá khóa vào ở…

     Lưu ý: Khi xem xét hành vi khách quan của tội này cần phân biệt với những hành vi khách quan sau để giúp cho việc định tội được chính xác:

  • Nếu người phạm tội có những hành vi như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay có những thủ đoạn gian dối…nhằm chiếm đoạt tài sản là nhà của người khác thì tùy thuộc vào hành vi khách quan mà người phạm tội đã thực hiện để định tội danh theo các điều tương ứng tại chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu.
  • Nếu người phạm tội có các hành vi như phá khóa hoặc có những thủ đoạn khác như mượn chìa khóa vào xem nhà chưa được phân phối cho ai rồi chiếm luôn thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lí nhà ở (điều 270 bộ luật hình sự).

2.4 Mặt chủ quan của tội phạm

     Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Chủ thể nhận thức rõ hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

     Mục đích và động cơ phạm tội rất đa dạng nhưng chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. 

3. Hình phạt của tội xâm phạm chỗ ở của công dân

     Điều luật quy định 2 khung hình phạt

  • Khung hình phạt cơ bản: mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 1 năm.
  • Khung tăng nặng: mức phạt tù từ 1 năm tới 3 năm. Áp dụng cho trường hợp phạm tội Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Hình phạt bổ sung: hình phạt bổ sung đối với loại tội này là cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm tới 5 năm.

     Một số bài viết cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

Liên hệ Luật sư tư vấn về tội xâm phạm chỗ ở của công dân:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tội xâm phạm chỗ ở của công dân. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về tội xâm phạm chỗ ở của công dân qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178