• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trong việc giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc chứng minh có tội hay không có tội...

  • LUẬT SƯ HỖ TRỢ THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
  • Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS

Câu hỏi của bạn về Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS

     Kính chào Luật Toàn Quốc! Tôi có tìm hiểu quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam hiện hành và được biết Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi cũng có thể hỗ trợ, tư vấn cho người tham gia tố tụng thu thập chứng cứ. Vậy Luật Toàn Quốc cho tôi được biết rõ hơn về sự hỗ trợ này của Luật sư được không? Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Câu trả lời của Luật sư về Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vần về Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS như sau:

1. Căn cứ pháp lý về Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS

2. Nội dung tư vấn về Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS

     Theo thông tin bạn cung cấp, hiện trong VAHS mà bạn đang là người tham gia tố tụng và bạn đã có Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn trước pháp luật. Bạn băn khoăn liệu rằng Luật sư có thể hỗ trợ cho bạn tới mức độ nào khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn. Với yêu cầu của bạn, chúng tôi xin được tư vấn chi tiết như sau:

2.1. Chứng cứ là gì? Chứng cứ có quan trọng không?

  • Chứng cứ là  những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án điều 86 BLHS 2015.
  • Trong việc giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc chứng minh có tội hay không có tội của một cá nhân, pháp nhân thương mại.
     Việc thu thập chứng cứ là một giai đoạn của quá trình chứng minh, là tiền đề để diễn ra các hoạt động tố tụng tiếp theo như kết luận điều tra, truy tố, xét xử, kháng cáo, kháng nghị…... Nếu không có thu thập chứng cứ thì không có việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự. Không thể toàn diện, khách quan, mấu chốt tiềm ẩn nhiều oan sai.

2.2. Luật sư có được thu thập chứng cứ không?

Câu trả lời là Có. Bởi vì:      Trước đây, theo quy định tại BLTTHS 2003 thì chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ trực tiếp bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Đây là những cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm, còn việc thu thập chứng cứ của luật sư chỉ được quy định một cách gián tiếp là việc: “có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án…vv”.   => Như vậy sẽ bất cân bằng khi Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội “có vị trí ngang hàng” với cơ quan buộc tội nhưng lại không được coi trọng, không được thừa nhận một cách trực tiếp là chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ.       Do đó, để khắc phục vấn đề này, trong việc thu thập chứng cứ của Luật sư theo hướng trực tiếp hơn nên  Khoản 2, điều 88 BLTTHS 2015 quy định: 
Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
     => Như vậy theo quy định tại Điều 88 BLTTHS 2015 thì việc thu thập chứng cứ không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án mà còn được thực hiện bởi chủ thể là luật sư trong vai trò tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Điều đó đồng nghĩa, lần đầu tiên tố tụng hình sự Việt Nam đã trực tiếp thừa nhận Luật sư là chủ thể có quyền thu thập chứng cứ  trong quá trình thực hiện hoạt động gỡ tội cho thân chủ của mình. Đây là một quy định rất tiến bộ, thể hiện sự đổi mới trong tư duy lập pháp khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Luật sư trong việc góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án. [caption id="attachment_183698" align="aligncenter" width="500"] Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ trong VAHS[/caption]

2.3. Luật sư luật Toàn Quốc làm gì để Thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự.

-  Thu thập chứng cứ thông qua người có liên quan (người mình bào chữ, bị hại, người làm chứng…): * Luật sư có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, để nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án: Lời trình bày của người bị buộc tội, bị can, bị cáo là chứng cứ quan trọng được sử dụng trong vụ án hình sự, bởi họ là những người trực tiếp nắm giữ những thông tin quan trọng. Những lời trình bày, khai nhận tự nguyện trung thực, khách quan góp phần quan trọng làm sáng tỏ sự thật của vụ án.   * Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can * Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS. - Thu thập chứng cứ thông qua việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa. * Trực tiếp yêu cầu các cá nhân tổ chức hỗ trợ cung cấp tài liệu để làm chứng cứ cho quá trình giải quyết vụ án. - Thu thập chứng cứ thông qua chính các biên bản  biên bản ghi lời khai được tiến hành do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện.   * Xem và xác minh tính xác thực trong các biên bản ghi lời khai do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. * Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa. * Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; * Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra. - Tham gia vào các hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng * Tham gia vào các hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng.  Sự có mặt của luật sư khi người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ sẽ góp phần bảo đảm tính khách quan, đúng trình tự, thủ tục của người tiến hành tố tụng hoặc trấn an tinh thần của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. *  Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. * Đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; * Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

2.4. Lưu ý về những điều cần tránh trong thực tế:

    BLTTHS 2015 bên cạnh những quy định mới tiến bộ, vẫn còn một số quy định bộc lộ những bất cập khó khăn trong không dẽ gì áp dụng . Do vậy sau quá trình thu thập được chứng cứ thì hết sức lưu ý cách sử dụng nó bởi dễ xôi hỏng bỏng không. Ví dụ: – Khoản 4 Điều 88 BLTTHS quy định: 
“Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều  này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này”.
    Điều này được hiểu là, sau khi thu thập được tài liệu, đồ vật… thì việc đánh giá xem đó có phải là chứng cứ hay không và việc quyết định có sử dụng hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan tiến hành tố tụng. Mà một bên gỡ tội giao nộp cho bên buộc tội (Công an – Viện kiểm sát)…..rất dễ dẫn đến lạy ông tôi ở bụi này, dễ thiếu khách quan, trong nhiều trường hợp khi giao nộp những chứng cứ quan trọng sẽ bị vô hiệu hóa; do đó, làm sai lệch dẫn đến giá trị chứng minh không còn.      Để đảm bảo khắc phục được nhược điểm trên, thực tiễn khi thu thập được chứng cứ quan trọng, thì thông thường luật sư sẽ cẩn thận trong giao nộp hoặc không giao nộp ngay mà chỉ đợi đến khi phiên tòa được mở, thậm chí đến phần tranh luận mới xuất trình.    Trên đây là toàn bộ những điểm cần lưu ý, những hỗ trợ, hướng dẫn mà Luật sư nói chung và Luật sư Luật Toàn Quốc nói riêng có thể thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết VAHS. Phần nào đảm bảo rõ ràng hơn, tạo sự công bằng cao hơn, bảo vệ công lý, lẽ phải. Bài viết tham khảo:     Để được tư vấn về Luật sư hỗ trợ thu thập chứng cứ VAHS, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.        Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Luật sư Luật Toàn Quốc - Vũ Mạnh Hùng

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178