• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đây là loại tội phạm ngày càng có nhiều điểm phức tạp và về tính chất và mức độ..Luật sư Luật Toàn Quốc sẽ có phương án bào chữa..

  • Dịch vụ luật sư riêng của công chức viên chức trong các vụ án kinh tế
  • luật sư riêng của công chức viên chức trong vụ án kinh tế
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LUẬT SƯ RIÊNG CỦA CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC TRONG VỤ ÁN KINH TẾ

I- MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CƠ BẢN VỀ CÁC VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN NAY

Thực tiễn hiện nay các vụ án liên quan đến các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị khởi tố, truy tố, xét xử khắp nơi. Mỗi vụ án ngoài các chức danh quản lý thì có hàng chục cán bộ công chức dưới quyền, các nhân tổ chức không phải là công chức, viên chức bị liên quan, đồng phạm .

Điển hình các vụ án gần đây:

  • Vụ ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, đều là cựu lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, đồng phạm là Vũ Nhôm (giám đốc doanh nghiệp), đều bị truy tố ở khoản 3, điều 219 BLHS 2015 (hình phạt từ 10-20 năm tù).
  • Vụ ông Nguyễn Hữu Tín, cựu phó chủ tịch TP.HCM, ông Đào Anh Kiệt nguyên giám đốc Sở TNMT tp. HCM
  • ..vv

     Có rất nhiều hành vi bị truy tố về các tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như: Lập qũy trái phép, Trốn thuế, Thao túng thị trường chứng khoán, Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Vi phạm các quy định về quản lý đai .…Các hành vi này được liệt kê, mô tả trong các điều luật từ điều 188 đến 234 Bộ luật hình sự 2015 là bộ luật đang có hiệu lực hiện nay.

     Một vấn đề hết sức thời sự là các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đều có sự tham gia đầy đủ của các luật sư nhiều kinh nghiệm, rất nổi tiếng được lựa chọn dựa trên các mối quan hệ có sẵn các luật sư được tham gia bảo vệ, bào chữa từ những giai đoạn rất sớm của vụ án, tuy nhiên kết quả không cao. Các bản án có mức hình phạt được tuyên không có nhiều thay đổi so với đề nghị của bản cáo trạng, các phiên tòa phúc thẩm đều tuyên hình phạt  không có thay đổi nhiều so với phiên sơ thẩm. Qua đó có thể thấy cách lựa chọn luật sư truyền thống không phản ánh đúng hết giá trị thật sự của các luật sư, có thể do hệ thống pháp luật có rất nhiều thay đổi, bổ sung, cập nhật mới, sự phức tạp của hệ thống pháp luật chuyên ngành ngày càng cao (về ngân hàng, tiền tệ, xây dựng BT, về đấu giá, về đấu thầu, đặc biệt là đất đai....).

     Sự phổ biến của ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị điện tử ngày càng có liên hệ mật thiết trong quá trình vụ án xảy ra, các chứng cứ không còn đơn thuần là các giấy tờ văn bản, USB.. mà nằm rất nhiều ở dạng email, tin nhắn zalo, facebook, instagram…., các mối quan hệ đã có sẵn với cơ quan tiến hành tố tụng cũng là trở ngại của các luật sư truyền thống trong những vấn đề cần đối kháng trực diện.

     Để nhận diện cho sát với thực tế hiện nay, luật sư Công ty luật Toàn Quốc bằng kiến thức, kỹ năng, kết hợp với thực tiễn của luật sư trong các vụ án đã được điều tra, truy tố, xét xử thời gian qua phân tích, bình luận một số tội danh trong nhóm tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, qua đó nhận diện đa chiều, chuyên sâu về các quá trình giải quyết những vụ án này. Đặc biệt là quá trình điều tra, truy tố từ đó luật sư công ty luật Toàn Quốc nêu lên phương pháp  riêng  để bào chữa hiệu quả cao cho từng tội phạm cụ thể.   

II – TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC GÂY THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ.

(Đây là một tội khá điển hình trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (TTQLKT)).

2.1. Mô tả cơ bản:

     Không giống như các tội danh khác thuộc nhóm chức vụ và nhóm tội tham nhũng, mặc dù giống nhau ở chỗ nó đều do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, đều lợi dụng chức vụ quyền hạn mình đang có để phạm tội. Nhưng điểm khác nhau cơ bản đó là tính chất vụ lợi – mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình cho người thân của mình. Các tội phạm này thì chỉ lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả, gây thiệt hại là đủ dấu hiệu khởi tố chứ không bắt buộc phải có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản. Các tội về chức vụ: Tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ…..thuộc nhóm tội tham nhũng thì phải có động cơ vụ lợi tức là lợi dụng chức vụ quyền hạn để hưởng lợi ích hoặc chiếm đoạt tài sản (tham ô).

     Cụ thể điều luật: Điều 219  (BLHS 2015)- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí 1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

*Khách thể của tội phạm: Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xâm phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị). Đối tượng bị xâm hại của tội phạm này là tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị: máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.

*Mặt khách quan của tội phạm: Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được thực hiện bằng hành vi vi phạm chế đề quản lý, sử dụng tài sản của người được giao quản, sử dụng tài sản nhà nước như: Sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và không hiệu quả, lãng phí; không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản nhà nước theo quy định; không báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.

     Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước chỉ cấu thành tội phạm nếu gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm, cần xác định rõ hành vi của người đó đã vi phạm quy định cụ thể nào của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008.

*Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là những người được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước).

*Mặt chủ quan của tội phạm: Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được thực hiện bằng lỗi cố ý.

2.3 Nhận biết quá trình thường diễn ra khi bị can, bị cáo bị điều tra tội: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

2.3.1 Làm rõ hành vi vi phạm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:

Vô cùng đa dạng lắt léo và điển hình thường bị xem xét ở các hành vi sau:

Lĩnh vực đất đai, xây dựng

  • Xin dự án sau đó không triển khai hoặc triển khai không hoàn thiện dẫn đến thiệt hại là chậm, thất thoát, thu hồi, xử phạt.
  • Định giá/áp giá đất để giao đất cho thuê đất, đấu thầu, giá khởi điểm để đấu giá sai, thiếu minh bạch dẫn đến giá thu được thấp, thất thoát.
  • Chưa đánh giá ĐTM (đánh giá tác động môi trường) vẫn cho thi công.
  • Bán nhà, đất công sản không đúng trình tự thủ tục gây ra thiệt hại.
  • Xác định hệ số giao, cho thuê không đúng gây thiệt hại.
  • Vi phạm về Quy hoạch gây thiệt hại

Linh vực đầu tư:

  • Lập báo cáo đầu tư không chính xác
  • Thẩm định thiếu sót
  • Phê duyệt, chỉ định thực hiện dự án cho đơn vị không đủ năng lực...

    Ngoài ra trong từng ngành và lĩnh vực thì còn có các thủ đoạn khác tinh vi hơn có sự bàn bạc nhất trí các bên, bàn bạc công khai thành chủ trương, đường lối nhất trí trước khi hành động. => Việc che giấu hành vi thường diễn ra theo các cách:

  • Ưu tiên mua suất nhà đất thuộc dự án với giá ảo.
  • Chia đất nhà cho chủ thể được chỉ định.
  • Quà biếu nhận dịp sinh nhật, ma chay, hiếu hỉ…
  • Đồ vật tài sản có giá trị như: Thẻ golf, ô tô, nội thất, đóng quỹ hỗ trợ, trang sức quý.
  • Trả nợ, trúng thưởng, du lịch, cổ phần, chữa bệnh, phiếu mua sắm

2.3.2. Các vấn đề bị can, bị cáo sẽ phải làm rõ trong quá trình giải quyết vụ án:

  • Các lý lẽ, trình bày, thanh minh của các bị can bị cáo.
  • Các sự vụ đã có chứng từ sai chắc chắn phải được làm rõ
  • Giải thích nguồn gốc các hóa đơn, chứng từ tài sản bất minh.
  • Làm rõ các hành vi , động cơ mục đích của các mối quan hệ, liên kết liên quan đến các bên thứ 3.
  • Làm rõ gia cảnh tài sản của gia đình, người thân bị can, bị cáo.
  • Làm rõ nơi chứa chấp tài sản bất minh.
  • Làm rõ sựu mâu thuẫn với các bị can bị cáo khác.
2.3.3. Xác định đặc điểm của nguyên nhân.

-   Thường bắt nguồn từ sự không đồng bộ,  chồng chéo, thiếu sót, lạc hậu của các quy định pháp luật liên quan đến ngành lĩnh vực mà các chủ thể phạm tội phụ trách.

-  Quá trình quản lý, điều hành thực thi công việc có sự buông lỏng quản lý, giám sát, kiểm tra.

-  Trình độ nhận thức, bản lĩnh trước các cám dỗ lợi ích, cám dỗ quyền lực, năng lực tự đánh giá, ra quyết định hạn chế của chủ thể được giao chức vụ quyền hạn.

-  Chủ thể phạm tội: Là những cá nhân có trình độ nhận thức cao, có cương vị trách nhiệm quyền hạn trong quản lý tiền bạc, tài sản, thông thạo về chế độ, nguyên tắc quản lý. [caption id="attachment_193128" align="aligncenter" width="461"] luật sư riêng của công chức viên chức trong vụ án kinh tế[/caption]

III - QUÁ TRÌNH BÀO CHỮA THÔNG THƯỜNG CỦA LUẬT SƯ (CÔNG TY LUẬT TOÀN QUỐC) 

3.1. Nghiên cứu hồ sơ

     Nắm được khó khăn là cơ quan điều tra thường hạn chế sự tham gia ngay từ đầu của luật sư bởi họ coi những vụ án này là trọng điểm sự tiếp xúc hồ sơ của luật sư có thể gây khó khăn cho quá trình khai báo của bị can bị cáo. Do vậy phải lên kế hoạch chi tiết, nắm chắc lộ trình sau:

Lập tiểu hồ sơ riêng cho vụ án, sau đó:

  • Gặp thân chủ động viên, ổn định tinh thần, hướng dẫn tư vấn cho họ về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đảm bảo cho họ được bảo vệ tốt nhất về quyền con người theo quy định pháp luật hiện hành. Đặc biệt tư vấn cho họ về những điểm mới của tố tụng hình sự 2015 (quyền được bảo vệ, bào chữa, quyền im lặng, nguyên tắc suy đoán vô tội….)
  • Giúp đỡ họ giải quyết một số khó khăn cá nhân phù hợp với quy định pháp luật. Như yêu cầu được chăm sóc sức khỏe, trình bày về tiền sử, tình trạng khám chữa bệnh….
  • Thu thập tài liệu về pháp nhân, về tổ chức từ các cơ quan chủ quản, đối với doanh nghiệp thì thu thập từ Sở KHĐT, Thuế, TNMT.. sở ban ngành có liên quan.
  • Thu thập các Văn bản quản trị nội bộ từ hệ thống kế toán và văn thư lưu trữ, các phòng ban khác của tổ chức, pháp nhân. Đặc biệt là những văn bản ủy quyền, phân vai, phân việc.
  • Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật của lĩnh vực mà bị can quản lý, chịu trách nhiệm từ nguồn chính thống, trên mạng, cơ quan ban hành…
  • Các chứng cứ, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
  • Các tài liệu về nhân thân, thành tích cá nhân của thân chủ..

     Các tài liệu này chỉ là nguồn chứng cứ chưa được thẩm tra, nên việc sử dụng thế nào  để nó thành chứng cứ có giá trị thì phải tùy vào từng giai đoạn tố tụng để:  đề nghị thẩm tra xác minh, đề nghị đối chất, giám định…vv. Phải là chứng cứ thật mới có giá trị sử dụng. Có tài liệu sử dụng ngay, có tài liệu phải cất giữ sử dụng sau.

3.2. Sau khi có kết luận điều tra

  • Phải xem xét thật kỹ, toàn diện về về mặt tố tụng ở những nội dung sau:
    • Bối cảnh xảy ra vụ án.
    • Các biên bản lời khai có sự tham dự của luật sư không, có chữ ký không, được lấy vào lúc nào, có quay phim chụp ảnh ghi âm quá trình lấy lời khai không..
    • Các chứng cứ khác được thu thập có hợp pháp không
    • Lời khai của người đưa hối lộ mà không được người nhận hối lộ xác nhận thì kết luận như thế nào.
    • Các biên bản đối chất có luật sư tham gia không.
    • Biên bản đối chất mâu thuẫn thì giá trị như thế nào.
    • Các giấy tờ về hành chính, dân sự (vay ,tạm ứng, biên nhận), được thu thập và lý giải như thế nào.
    • Hệ thống kế toán, chứng từ kế toán chưa hợp pháp giá trị thế nào..
    • Lời khai của người làm chứng mà không có các chứng cứ khác thì như thế nào.
    • Mệnh lệnh cấp trên cho thi hành nhưng lại không có văn bản giấy tờ thì giá trị chứng minh như thế nào.

Phải kiến nghị làm rõ ngay những chứng cứ bất lợi cho thân chủ, khiếu nại ngay cơ quan tiến hành tố tụng nếu có những chúng cứ được tạo lập nhiều sai sót, để đảm bảo quyền của thân chủ đối với các chứng cứ buộc tội.

3.3. Xây dựng bản luận cứ bào chữa

Bài bào chữa sẽ xây dựng theo từng vụ án cụ thể tuy nhiên Luật sư Công ty Luật Toàn Quốc sẽ lưu ý.

- Phải định hướng được phương án bào chữa trước khi ra tòa. Bài bào chữa phải xuyên suốt, bám sát vào định hướng đó để nhấn mạnh và mang tính thuyết phục.

- Phải độc lập, trung thành đến cùng đối với khách hàng trong khuôn khổ pháp luật. Điều này phải hiểu là không phủ định nghĩa vụ luật sư đối với pháp luật, với xã hội. Muốn như vậy phải tôn trọng tuyệt đối sự thật khách quan, lấy sự thật khách quan chứ không phải sứ mệnh chính trị nào  làm thước đo cho sự độc lập và tính trung thành.

- Phải phân định rõ hành vi của thân chủ với các bị cáo khác, phân định rõ giới hạn trách nhiệm hình sự của thân chủ với các bị cáo khác. Nhưng tránh lao vào câu chuyện đổ tội cho người mà luật sư không bào chữa.

- Không sử dụng phương pháp nước đôi. Vừa bào chữa theo hướng không phạm tội, nếu không được thì xin giảm nhẹ. Nếu chứng cứ là chưa đủ căn cứ buộc tội thì cần quyết liệt đề nghị không phạm tội.

- Không sử dụng phương pháp thừa như: Đòi hỏi thêm quyền lợi quá đáng, trì hoãn phiên tòa không chính đáng, thúc đẩy việc khiếu nại tố cáo không có căn cứ, dùng chứng cứ giả, giải thích pháp luật sai lệch, tư vấn cho bị can các hành vi bất hợp pháp.

Bài viết tham khảo:

     Trên đây là tư vấn mang tính tham khảo của luật sư thuộc Công ty luật Toàn Quốc, liên quan đến việc bào chữa cho các thân chủ vi phạm vào nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (điển hình là tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí), Vào từng vụ án cụ thể luật sư công ty Luật Toàn Quốc sẽ sáng tạo, chi tiết để tìm ra những phương pháp đúng. Phương pháp đúng thì người bình thường cũng làm được, phương pháp sai thì người tài cũng hỏng. Hy vọng chúng tôi giúp ích được một chút cho bạn đọc.

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư/Giám đốc

Vũ Mạnh Hùng

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178