• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cảnh giác hình thức giả mạo trang web cơ quan, doanh nghiệp để lừa đảo - gọi ngay 19006500 để được hỗ trợ tư vấn trong trường hợp cần thiết

  • Cảnh giác hình thức giả mạo trang web cơ quan, doanh nghiệp để lừa đảo
  • giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp để lừa đảo
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẢ MẠO TRANG WEB CƠ QUAN DOANH NGHIỆP LỪA ĐẢO

1. Hình thức giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp lừa đảo

     Khi mạng xã hội và internet phát triển thì bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại cũng sẽ kéo theo những hệ lụy xấu và để lại những hậu quả đáng tiếc đó là các đối tượng xấu sẽ thực hiện các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng.

     Thời gian gần đây, Bộ thông tin và truyền thông đã ra cảnh báo về 24 hình thức lừa đảo qua mạng đang diễn ra phổ biến và nhiều người trở thành nạn nhân của chúng, trong đó có hình thức lừa đảo thông qua việc giả mạo trang web của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

     Đây là hình thức lừa đảo mà các đối tượng sẽ tạo ra các trang web giả từ trang web của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm cho người dùng nhầm tưởng rằng đây là các trang web chính thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này, từ đó khi phát sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ sẽ bị các đối tượng dẫn dắt và yêu cầu chuyển tiền trước và thực hiện hành vi chiếm đoạt. giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp để lừa đảo

2. Chiêu trò giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp lừa đảo thực hiện như thế nào?

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết hình thức lừa đảo từ việc giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp:

  • Các đối tượng tạo ra các trang web giả mạo với đường link nếu chỉ nhìn thoáng qua sẽ thấy giống hệt với đường link của các trang web chính thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Và đa số các trang web giả này đều mạo danh các doanh nghiệp lớn, được nhiều người biết đến và trong số đó cũng có các trang web giả mạo cơ quan, tổ chức;
  • Tại các trang web giả mạo này các đối tượng lừa đảo sẽ đăng tải nhiều nội dung như chương trình khuyến mại trúng thưởng, bán vé sự kiện, mua bán hàng hóa với giá rẻ hơn giá thị trường, tuyển dụng nhân sự….
  • Sau đó các đối tượng sẽ lợi dụng mạng xã hội để đưa các trang web này tiếp cận với người dùng;
  • Nếu người dùng không tỉnh táo sẽ không phân biệt được đâu là trang web thật và đâu là trang web giả nên sẽ rất dễ rơi vào “bẫy” của các đối tượng này. Các đối tượng sẽ yêu cầu thanh toán tiền để mua vé, mua hàng hay chuyển tiền thuế, phí để nhận quà trúng thưởng;
  • Sau khi người dùng chuyển tiền cho các đối tượng này mà không nhận được hàng hóa thì mới liên hệ đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang bị giả mạo để xác minh lúc đó mới phát hiện mình đã bị lừa.
  • Hoặc có những trường hợp thủ đoạn lừa đảo tinh vi hơn, các đối tượng sẽ dẫn dắt người dùng từ trang web này sang trang web khác rồi mới thực hiện các yêu cầu người dùng chuyển tiền, cung cấp thông tin nhằm gây khó cho quá trình điều tra, xác minh thông tin của cơ quan chức năng khi hành vi bị phát giác.

3. Dấu hiệu nhận diện trang web giả mạo cơ quan doanh nghiệp lừa đảo

     Để không trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo này, khi truy cập một trang web bất kỳ, người dùng cần lưu ý các dấu hiệu nhận diện sau đây:

  • Đường dẫn URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải được bắt đầu bằng “https://” và có một biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ (Lưu ý rằng, ổ khóa phải xuất hiện ở thanh địa chỉ trình duyệt chứ không phải trong nội dung của website). Điều này chứng tỏ website đã được bảo vệ bởi Secure Sockets Layer (SSL), một giao thức mã hóa giúp đảm bảo thông tin được trao đổi một cách an toàn thông qua một chứng chỉ số SSL được tin cậy. Nếu cụm từ https:// chuyển sang màu đỏ và xuất hiện biểu tượng ổ khóa bị đánh dấu chéo, tức là có thể website mà người dùng truy cập vào đang sử dụng chứng chỉ số SSL hết hạn hoặc được cấp bởi một nguồn không đáng tin cậy;
  • Các tên miền an toàn và phổ biến thường sẽ kết thúc bằng .com, .net, .vn, .cn…, cần cẩn trọng khi truy cập các trang web có tên miền lạ;
  • Những trang web giả mạo thường không được chú trọng nhiều về nội dung, đồng thời thông tin đăng tải khá cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều, nội dung không đa dạng, phong phú mà chỉ tập trung vào nội dung phục vụ mục đích lừa đảo… Nguyên nhân do các trang web giả mạo thường không có thời gian kỹ càng để kiểm duyệt và chỉnh sửa các nội dung;
  • Các trang web bán hàng chính thống phải được doanh nghiệp khai báo tên miền và trang web với Bộ Công Thương nên sẽ có logo của Bộ công Thương ở cuối trang. Nên những trang web chưa có logo ở cuối trang có thể là một trang web mới được tạo ra và độ an toàn, tin cậy chưa cao;
  • Khi người dùng vừa truy cập trang web đã yêu cầu cung cấp những thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, số CMND/CCCD thì nên cảnh giác và không thực hiện theo yêu cầu.
LÀM GIẢ TRANG WEB CƠ QUAN DOANH NGHIỆP ĐỂ LỪA ĐẢO

4. Biện pháp phòng tránh hình thức giả mạo trang web cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lừa đảo

     Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, người dân cần phải lưu ý các biện pháp phòng tránh hành vi lừa đảo như:

  • Luôn kiểm tra đường link truy cập trước khi cung cấp thông tin cá nhân;
  • Truy cập internet bằng các trình duyệt có tính năng bảo mật cao và cập nhật phiên bản mới nhất giúp ngăn chặn truy cập vào trang web độc hại;
  • Không cung cấp thông tin hay chuyển tiền khi chưa xác minh thông tin từ nguồn thông tin chính thống đáng tin cậy. Có thể kiểm  tra các đánh giá và phản hồi từ người dùng khác về trang web đó trước khi cung cấp thông tin hoặc thực hiện giao dịch bất kỳ;
  • Không truy cập vào các đường link lạ hoặc có cảnh báo lừa đảo.

5. Câu hỏi thường gặp về hình thức giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp để lừa đảo:

Câu hỏi 1: Bị lừa mua hàng trên trang web giả mạo cần trình báo đến cơ quan nào?

     Trường hợp không may bị lừa đảo qua mạng có thể trình báo theo một trong các hình thức sau đây:

  • Đường dây nóng 113;
  • Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
  • Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.
  • Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508

Câu hỏi 2: Các hình thức lừa đảo qua mạng đang diễn ra thời gian gần đây?

     Bộ Thông tin truyền thông mới ra thông báo về 24 hình thức lừa đảo qua mạng diễn ra phổ biến thời gian gần đây, trong đó kể đến các hình thức như: lừa đảo vay tiền qua mạng, lừa đảo làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, lừa đảo đầu tư chứng khoán, lừa mua combo du lịch giá rẻ... Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về hình thức giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp để lừa đảo:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về hình thức giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp để lừa đảo mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về hình thức giả mạo trang web cơ quan doanh nghiệp để lừa đảo. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178