• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng..cấu thành tội phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của bộ luật hình sự

  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Bộ luật hình sự
  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI TỪ CHỐI HOẶC TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

     Bộ luật hình sự quy định như thế nào về cấu thành tội phạm và hình phạt của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009

     Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

     1. Nội dung điều luật quy định tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

    Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại điều 152 bộ luật hình sự, cụ thể:

     “Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

     Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

     Đây là những tội mới được ghi nhận tại bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. Sự quy định mới này là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền của người được người khác nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật đồng thời cũng nhằm đề cao trách nhiệm chăm sóc nhau giữa những người trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 

     2. Cấu thành tội phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

     Thứ nhất, chủ thể tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

     Chủ thể của tội này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người mà theo pháp luật hôn nhân và gia đình phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

     Thứ hai, khách thể của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

     Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng xâm hại quyền được người khác nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Đó là quyền bảo đảm cho sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người được cấp dưỡng trong đời sống hàng ngày. [caption id="attachment_36898" align="aligncenter" width="155"]Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng[/caption]

     Thứ ba, mặt khách quan của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

     Hành vi phạm tội khách quan của tội này đòi hỏi phải có các dấu hiệu sau:

  • Người phạm tội có nghĩa vụ pháp lí phải cấp dưỡng cho người khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

     Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình (luật hôn nhân và gia đình 2014) thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa:

     + Vợ và chồng

     + Cha, mẹ và con

     + Ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

     + Anh chị em với nhau

  • Người phạm tội phải có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng. Khả năng thực tế nói ở đây được hiểu là khả năng có thực về kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng như có tiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình tại địa phương.
  • Người phạm tội đã có hành vi (cố ý) từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho người mà mình có trách nhiệm cấp dưỡng.
    • Hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là (kiên quyết) không chịu làm các nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật, biểu hiện như cố tình không chịu góp tiền, tài sản để cấp dưỡng trong khi có khả năng thực tế thực hiện nghĩa vụ đó.
    • Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là hành vi tìm mọi cách lảng tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật biểu hiện bằng việc bỏ đi nơi khác và cố ý giấu địa chỉ hoặc cố tình dây dưa không chịu thực hiện việc cấp dưỡng…
  • Hành vi (cố ý) từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng phải thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau đây thì mới cấu thành tội:
    • Đã gây hậu quả nghiêm trọng: đó là hậu quả xấu bất lợi cho người được cấp dưỡng phát sinh do không nhận được sự cấp dưỡng của người phạm tội như lâm vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe do ốm đau, bệnh tật hoặc trẻ em bị thất học hoặc trở thành người sống lang thang, phạm pháp.. hoặc;
    • Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện khi đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này trước đó.

     Cần lưu ý: phân biệt trường hợp đã có bản án hoặc quyết định của tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà người này vẫn cố tình không chấp hành mặc dù đã dùng các biện pháp cưỡng chế cần thiết thì không cấu thành tội này.

     Thứ tư, mặt chủ quan của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

     Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

     3. Hình phạt của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

     Luật quy định một khung hình phạt với hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm

     Một số bài cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo tại:

Liên hệ Luật sư tư vấn về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

  • Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178