• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu ... Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ

  • Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
  • phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TIÊU CHUẨN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Câu hỏi của bạn:

     Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá  hồ sơ dự thầu

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:  Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá  hồ sơ dự thầu    Khoản 31 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...31. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu..

  1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm

     Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư.

      Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.

  1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật

Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bao gồm:

  • Tiêu chuẩn về khối lượng, chất lượng;
  • Tiêu chuẩn vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;
  • Tiêu chuẩn về môi trường và an toàn.

         Khi lập hồ sơ mời thầu phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật căn cứ các tiêu chuẩn quy phù hợp với từng dự án cụ thể và đảm bảo nhà đầu tư được lựa chọn đáp ứng yêu cầu về kết quả đầu ra của việc thực hiện dự án. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật có thể bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với từng dự án cụ thể.

Phương pháp đánh giá về kỹ thuật

        Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu về chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.            Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định phải phù hợp với từng loại hợp đồng dự án cụ thể nhưng bảo đảm tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.

3.Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bao gồm các phương pháp sau đây:

  • Phương pháp giá dịch vụ:
    • Phương pháp giá dịch vụ được áp dụng đối với dự án mà giá dịch vụ là tiêu chí để đánh giá về tài chính - thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án; thời gian hoàn vốn và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu
    • Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dịch vụ để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
  • Phương pháp vốn góp của Nhà nước:
    • Phương pháp vốn góp của Nhà nước được áp dụng đối với dự án mà vốn góp của Nhà nước là tiêu chí để đánh giá về tài chính - thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn, giá dịch vụ và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu;
    • Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất phần vốn góp của Nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
  • Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước:
    • Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước là phương pháp để đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án có hiệu quả đầu tư lớn nhất, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước;
    • Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
  •  Phương pháp kết hợp:

              Phương pháp kết hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp quy định trên

   Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về  tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá  hồ sơ dự thầu quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đầu tư  24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178